66201Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển : Khảo lược và hướng nghiên cứu mới
Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
66202Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương : kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam
Bài viết phân tích những lợi ích, rủi ro mà tiền kỹ thuật số có thể mang đến cho Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những đề xuất thích hợp đối với việc phát hành tiền kỹ thuật số nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho hệ thống tài chính nước nhà, đồng thời tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
66203Tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương và một số đề xuất nghiên cứu, triển khai ở Việt Nam
Tổng quan về tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương; tình hình nghiên cứu, phát triển CBDC trên thế giới; Đề xuất cho nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam.
66204Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và thách thức trong thực thi chính sách tiền tệ
Trước các áp lực từ sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử và mục tiêu cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán, hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đã thực hiện các dự án thăm dò, nghiên cứu tiềm năng phát hành tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành. Hình thức này được kỳ vọng có thể mang lại nhiều lợi thế hơn so với tiền giấy pháp định trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ. Bài viết này phân tích các tính năng chính của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và xem xét loại tiền này có thể đảm bảo các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ không?.
66205Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương: thực tiễn trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Bài viết này tập trung vào việc tìm hiểu về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, thực trạng phát triển trên thế giới, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển tiền kỹ thuật số.
66206Tiền kỹ thuật số của NHTW : kinh nghiệm toàn cầu
Tiền NHTW; Thách thức số hóa; tác động của địa dịch; Các mô hình CBDC bán lẻ; Sand box cho CBDC
66207Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số được phát hành bởi ngân hàng trung ương. Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành tiền kỹ thuật số nhằm mục tiêu số hóa tiền mặt; cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang tiến hành nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số do tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, nắm bắt xu thế này, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật, thiết lập các quy chuẩn để đưa vào quản lý tiền kỹ thuật số khi Ngân hàng trung ương phát hành.
66208Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương : ưu và nhược điểm từ các nghiên cứu của một số quốc gia
Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của một đồng CBDC dựa trên những dự án nghiên cứu về việc phát hành CBDC của một số quốc gia như Thụy Sĩ, Canada, ...Từ đó đề xuất nguyên tắc thiết kế một CBDC phù hợp với chức năng của ngân hàng trung ương là người vay cuối cùng.
66209Tiền kỹ thuật số pháp định và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích một cách hệ thống và đầy đỷ những vấn đề liên quan đến đồng tiền, qua đó cung cấp thêm các bằng chứng thực tiễn cho công tác quản lý, điều hành
66210Tiền kỹ thuật số quốc gia: kinh nghiệm tại một số nước
Bài viết phân tích những vấn đề cơ bản về tiền kỹ thuật số quốc gia, nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh từ các quốc gia trên thế giới bao gồm Thụy Điển, Trung Quốc và Bahamas, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.