56191Quyền phản tố của bị đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Bài viết luận giải các quan niệm khác nhau về phản tố, phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phản tố và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự; đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khái niệm và nội dung của phản tố; điều kiện và thời điểm phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ; giải quyết hậu quả pháp lí khi bị đơn có yêu cầu phản tố được toà án triệu tập tham gia hoà giải nhưng vắng mặt.
56192Quyền phản tố của nhà nước trong giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài tại trọng tài quốc tế
Nghiên cứu về quyền phản tố của Nhà nước trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước tại trọng tài quốc tế theo quy định của các hiệp định đầu tư, Công ước Washington năm 1965 về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân quốc gia khác (ICSID) và một số quy tắc trọng tài đầu tư phổ biến
56193Quyền quản lý và quyền giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát là các khái niệm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Quỹ đầu tư chứng khoán là loại hình có cơ cấu tổ chức và hoạt động khá đặc thù. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tham gia vào Quỹ đầu tư chứng khoán, pháp luật giao chức năng quản lý và chức năng giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán cho các chủ thể độc lập. Bài viết phân tích về bản chất Quỹ đầu tư chứng khoán, quyền quản lý của Công ty quản lý quỹ và quyền giám sát của Ngân hàng giám sát trong mối quan hệ với Quỹ đầu tư chứng khoán, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, giúp cho những nhà đầu tư có được cơ chế bảo đảm an toàn các khoản tiền đầu tư của mình, tránh tình trạng thông đồng, móc ngoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư của các chủ thể được trao quyền.
56194Quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong mô hình kinh tế chia sẻ theo pháp luật liên minh Châu Âu – kinh nghiệm cho Việt Nam
Vấn đề đặt ra là làm sao để cân bằng giữa việc bảo đảm sự phát triển của kinh tế chia sẻ và quyền riêng tư của cá nhân, được ghi nhận là một trong những quyền tự nhiên của con người. bài viết này sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua việc phân tích vai trò của dữ liệu cá nhân trong nền kinh tế chia sẻ và giải pháp của Liên Minh Châu Âu.
56195Quyền sáng chế đối với các bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản và luật hợp đồng
Bài viết phân tích FRAND dưới mối quan hệ tương quan giữa luật sáng chế và luật hợp đồng. Hiện tại, các quốc gia khác nhau, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn có cách tiếp cận và quy định cách thức giải quyết khác nhau trước các vấn đề phát sinh, đặc biệt là phạm vi hiệu lực của FRAND và quyền sử dụng lệnh cấm khi có vi phạm đối với các sáng chế cần thiết cho tiêu chuẩn cơ bản.
56196Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại
Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng không chỉ được đề cập dưới khía cạnh dân sự mà còn được khai thác dưới góc độ thương mại. Bài viết phân tích các yếu tố cấu thành giá trị thương mại của quyền sở hữu công nghiệp, khái niệm và những đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại; từ đó lí giải sự ra đời và nhận diện những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại.
56197Quyền sở hữu đối với sáng chế do người lao động tạo ra theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và kinh nghiệm từ nước ngoài
Phần lớn các sáng chế trong doanh nghiệp được tạo ra bởi người lao động. Câu hỏi được đặt ra là trong trường hợp nào sáng chế được tạo ra bởi người lao động sẽ thuộc về người sử dụng lao động và trường hợp nào sẽ thuộc về người lao động? Quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về vấn đề này vẫn còn nhiều điểm bất cập cần thiết phải được sửa đổi. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của một số nước phát triển như Pháp, Đức, Anh và Hoa Kỳ, bài viết đưa ra những kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam để hoàn thiện quy định này.
56198Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề cần hoàn thiện
Phân tích và chỉ ra những điểm mới và một số vấn đề cần hoàn thiện đối với các quy định về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam.
56199Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân. Việc luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất về quyền tài sản là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết phân tích quá trình hình thành, xu hướng phát triển của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản; đánh giá thành tựu, thách thức của pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với tài sản.
56200Quyền Sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo pháp luật quốc tế và Việt Nam
Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, và Khoản 2, Điều bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu chương trình máy 9 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng xác định chương trình máy tính là đối tượng không đủ điều kiện để được tiếp cận bảo hộ sáng chế phần mềm máy tính trong các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng thời chỉ ra tính có nên được cấp bằng sáng chế hay không. Thông qua nghiên cứu so sánh, bài viết sẽ đánh giá các cách những ưu nhược điểm của hai cơ chế bảo hộ này nhằm làm rõ sự cần thiết phải bảo hộ chương trình máy tính với tư cách là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ.