56131Quyền của phạm nhân nữ theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2019
Bài viết làm rõ các quy định của pháp luật thi hành án hình sự về quyền của phạm nhân nữ, những khó khăn trong thực tiễn giam giữ và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự 2019 và đảm bảo hiệu quả giam giữ phạm nhân nữ tại Việt Nam hiện nay.
56132Quyền dân sự liên quan đến tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ và những vấn đề pháp lý cần được quan tâm trong xây dựng, hoàn thiện Luật lưu trữ
Trong bài viết này, tác giả phân tích làm rõ bản chất pháp lý của tài liệu cá nhân, việc xác lập mối quan hệ pháp lý dựa trên nền tảng pháp luật dân sự giữa cá nhân có tài liệu với cơ quan, tổ chức lưu trữ và giữa một trong hai chủ thể này với chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan trong quá trình thực hiện các hoạt động lưu trữ (sưu tầm, chỉnh lý, bảo quản và sử dụng) tài liệu của cá nhân; kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đối với tài liệu lưu trữ tư.
56133Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam
Phân tích quy định của Công ước luật biển năm 1982 về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, trong đó có tàu quân sự nước ngoài, từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
56134Quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong công ti đấu giá hợp danh theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của Pháp và Nhật Bản
Bài báo nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong cổng tỉ đấu giá hợp danh trên cơ sở so sánh, đổi chiếu với pháp luật của Pháp và Nhật Bản. Từ đo bài viết chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời học hỏi kinh nghiệm pháp luật của Pháp và Nhật Bản và dựa trên nền tảng thể chế kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đề xuất các phương hướng sửa đổi, bổ quy định pháp luật Việt Nam về quyền điều hành kinh doanh của thành viên hợp danh trong công ti đấu giá hợp danh.
56135Quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 167 và 168 Bộ luật Dân sự năm 2015
Đề cập biện pháp bảo vệ quyền sở hữu là quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 167 và 168 Bộ luật Dân sự năm 2015.
56136Quyền đòi nợ - giải pháp bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại
Khái quát quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ; Tình hình cấp tín dụng thế chấp quyền đòi nợ tại các NHTM Nhà nước; Một số hạn chế và nguyên nhân quyền đòi nợ chưa được sử dụng rộng rãi; Một số giải pháp.
56137Quyền đối với bất động sản liền kề và vấn đề đăng kí quyền đối với bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Bài viết phân tích, bình luận về quyền đối với bất động sản liền kề (là một trong những quyền khác đối với tài sản được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015) và việc đăng kí quyền đối với bất động sản liền kề, chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong việc đăng kí quyền đối với bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng kí quyền đối với bất động sản liền kề ở Việt Nam hiện nay.
56138Quyền đối với tài sản trong bộ luật dân sự năm 2015 và hoàn thiện pháp luật về đăng kí tài sản
Bài viết phân tích nguồn gốc hình thành quyền đối với tài sản trong luật La Mã và các bộ luật dân sự Pháp, Nhật Bản; sự kế thừa và cải tiến của quyền đối với tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 của Việt Nam; phân biệt quyền đối với tài sản và quyền tài sản; các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản như đăng kí quyền sở hữu tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, đăng kí quyền khác đối với tài sản.
56139Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Luật lao động truyền thống có xu hướng bảo vệ an ninh công việc cho người lao động nên hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra nhu cầu xem xét lại vấn đề này để bảo đảm năng lực cạnh tranh của người sử dụng lao động. Trên cơ sở cân nhắc giữa vấn đề an ninh việc làm, thu nhập của người lao động và nhu cầu linh hoạt của người sử dụng lao động, tác giả đưa ra một số ý kiến đối với các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
56140Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – Kinh nghiệm của Đan Mạch và Estonia/
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong sử dụng lao động và vấn đề đảm bảo công việc cho người lao động. Quy định về lý do đơn phương, thời gian báo trước, mức trợ cấp /bồi thường càng chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí chấm dứt hợp đồng lao động đồng thời hạn chế sự tự do của người sử dụng lao động trong việc tăng giảm lao động. Do vậy, việc thiết kế quy định nhằm cân bằng bằng quyền lợi cho người sử dụng lao động và cả người lao động là rất cần thiết. Bài viết này phân tích quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Đan Mạch và Estonia để lý giải sự khác biệt trong quy định pháp luật của hai quốc gia này nhằm đưa ra những gợi mở cho Việt Nam.