Kết quả tìm kiếm
Có 77972 kết quả được tìm thấy
48181Những gen sinh ung thư

Trình bày sự hiểu biết về cơ chế và các gen ung thư, cũng như những liệu pháp trị liệu đích sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh trong cuộc chiến chống căn bệnh chết người này.

48182Những ghi chép đầu tiên của người Việt Nam về Trung Đông qua tác phẩm Tây hành nhật ký

Tìm hiểu về hành trình của sứ bộ nhà Nguyễn ở Trung Đông. Qua đó bài viết phân tích những ghi chép liên quan đến Aden, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có trong tác phẩm.

48183Những giá trị cơ bản của Hiến pháp Bhutan và bài học đối với Việt Nam

Trình bày các điều như sau: 1. Khái quát về đất nước Bhutan và Hiến pháp Bhutan năm 2008; 2. Hiến pháp Bhutan - Hiến pháp của những giá trị hiện đại; 3. Hiến pháp Bhutan - hiến pháp của những giá trị truyền thống, nhân văn và sáng tạo và 4. Bài học đối với Việt nam từ hiến pháp Bhutan.

48184Những giá trị cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884

Trải qua 80 năm tồn tại, phát triển, tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884 có những giá trị đáng kể trong việc phân công quyền lực giữa các cơ quan ở trung ương, giữa trung ương với địa phương; trong việc phối hợp giữa nhà vua và triều đình, giữa các cơ quan trung ương, địa phương, giữa những người trong cùng một cơ quan; trong việc kiểm soát quyền lực của nhà nước…Trong số đó, một số giá trị chỉ có ý nghĩa lịch sử nhưng cũng có nhiều giá trị có ý nghĩa đương đại, có thể tham khảo trong công cuộc cải cách hoàn thiện bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay.

48185Những giá trị của Luật tục về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai vùng Tây Nguyên

Tình trạng tranh chấp đất đai ở vùng Tây Nguyên trong những năm vừa qua diễn ra hết sức gây gắt, trong đó có nhiều tranh chấp liên quan tới đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ - nhóm dân cư chiếm số lượng thứ hai ở khu vực này hiện nay. Bài viết cung cấp một góc nhìn về luật tục các dân tộc Tây Nguyên điều chỉnh mối quan hệ liên quan tới đất đai cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai truyền thống và rút ra những giá trị đáng tham khảo phục vụ cho việc giải quyết một cách hiệu quả các tranh chấp đất đai có liên quan tới dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Các giá trị đó bao gồm: Đề cao tinh thân hoà giải giữa hai bên; đề cao uy tín của người phân xử; coi trọng lí lẽ, chứng cứ trong phân xử; quá trình phân xử tranh chấp luôn thể hiện tính khách quan, trung thực, công khai và minh bạch.

48186Những giá trị đặc sắc của pháp luật tố tụng dân sự phong kiến Việt Nam và bài học kinh nghiệm trong quá trình lập pháp

Giá trị đặc sắc của pháp luật tố tụng dân sự phong kiến Việt Nam được thể hiện trong những định chế cơ bản như: Thẩm quyền và thủ tục tố tụng các loại vụ việc, các mẫu văn bản trong quá trình tố tụng, chứng cứ chứng minh, quyền nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, quản lý hình ảnh và thi hành án, thể hiện trong các Lệ kiện về mua bán, cầm cố, vay nợ, thuê mướn, về ruộng đất, cưới gả, thừa kế và dân sự tạp tụng.

48187Những giá trị kiến trúc các công trình công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1975-1986

Đánh giá khách quan về giá trị kiến trúc các công trình công cộng ở Hà Nội giai đoạn 1975-1986, để có cái nhìn tổng thể về các mặt văn hóa, lịch sử, kinh tế và xã hội nhằm đưa ra các định hướng bảo tồn, tái phát triển một cách đúng đắn, giải quyết bài toán về không gian công cộng của thủ đô.

48188Những giá trị lịch sử và đương đại của mô hình nhà ở xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nhìn lại bối cảnh lịch sử và ghi nhận những giá trị như vậy đối với các khu tập thể (còn được gọi là mô hình nhà ở xã hội chủ nghĩa) – đã trải qua hơn nửa thế kỷ và vẫn còn hiện hữu ở các thành phố lớn của miền Bắc, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở thủ đô Hà Nội.

48189Những giá trị sống cho tuổi trẻ = Living values activities for young adults

Trình bày 12 bài học giá trị về các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do, Đoàn kết.

48190Những giá trị tích cực trong tư tưởng Nho giáo về đạo đức của nhà cầm quyền

Với đường lối "đức trị", "lễ trị", Nho giáo yêu cầu nhà cầm quyền phải có đạo đức, vì đạo đức của nhà cầm quyền cảm hóa được dân chúng để họ noi theo. Nhà cầm quyền có đạo đức thì mới thi hành được đường lối nhân chính, được dân tin, dân yêu và thực hiện được đường lối mà họ đưa ra. Đồng thời, Nho giáo đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức của nhà cầm quyền trong các mối quan hệ với mình, với nhân dân và với người dưới quyền. Những tư tưởng tích cực này của Nho giáo vẫn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực tiếp thu và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay.