Kết quả tìm kiếm
Có 76978 kết quả được tìm thấy
47381Nhìn lại tranh chấp quần đảo Đông Sa giữa Nhật Bản và Trung Quốc đầu thế kỷ XX

Trình bày những tranh chấp quần đảo Đông Sa giữa Nhật Bản và Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Biển Đông cho đến cuối thế kỷ XIX là một vùng biển yên bình và không có tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên sang thế kỷ XX, Biển Đông đã bước vào một thời kỳ tranh chấp chủ quyền lâu dài và phức tạp, khởi đầu là tranh chấp quần đảo Đông Sa (Pratas) giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

47382Nhìn lại vai trò của EU trong việc giải quyết xung đột Israel – Palestine (1991 – 2016)

Phân tích những đánh giá và ảnh hưởng của EU trong giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine từ 1991 đến nay, đặc biệt trong ba lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế, hỗ trợ người tị nạn. Vai trò và ảnh hưởng của EU, vấn đề Israel – Palestine cho thấy EU đang là một người chơi quan trọng trên bàn cờ chiến lược Trung Đông, vừa là đối tượng, vừa hợp tác với Mỹ trong giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Israel – Palestine từ trước tới nay.

47383Nhìn lại vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn vốn qua thục tiến xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bình Định

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống của người dân được tốt hơn. Tuy nhiên, qua thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bình Định và so với yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cho thấy, chặng đường xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bình Định trong giai đoạn tới còn không ít khó khăn, thách thức, trong đó đáng chú ý là vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng nông thôn mới.

47384Nhìn lại vấn đề sỡ hữu chéo tại một số quốc gia trên thế giới và một số giải pháp đối với Việt Nam

Điểm qua thực trạng sỡ hữu chéo trong hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia có hệ thống ngân hàng – tài chính phát triển, qua đó, cung cấp cho chúng ta một số nhìn nhận thấu đáo về vấn đề này, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát vấn đề sỡ hữu chéo tại Việt Nam.

47385Nhìn lại văn học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XIX trong hành trình văn học Trung đại

Thời kỳ trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thể kỷ XIX, văn học Phật giáo luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các quan niệm, tư tưởng của người cầm bút. Bên cạnh giai đoạn phát triển cực thịnh ở thời Lý – Trần, các giai đoạn sau văn học Phật giáo vẫn tiếp tục hành trình của nó với những bước thăng trầm nhất định. Tuy nhiên, giới nghiên cứu từ lâu dường như mặc định dành cho văn học thời Lý – Trần sự quan tâm đặc biệt với số lượng các công trình khoa học khá dày dặn, còn các giai đoạn khác vì nhiều lý do mà tình hình có vẻ ảm đạm hơn. Điều đó cho thấy cần có cái nhìn thật sự xác đáng cho văn học giai đoạn sau trong hành trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, trong đó có giai đoạn thế kỷ XVII – XIX.

47386Nhìn lại việc nghiên cứu truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

Nêu tình hình sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ Lâm Đồng trước 1975, tình hình sưu tầm nghiên cứu truyện cổ Lâm Đồng sau 1975 và một số kết quả nghiên cứu truyện cổ Tây Nguyên ở Đại học Đà Lạt.

47387Nhìn lại việc thực hiện báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017

Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 công bố tháng 4/2019 là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật cuang Ngân hàng Thế giới (WB). Trên cơ cở kết quả hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia (NRA). Việt Nam xác định và hiểu về rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố của quốc gia mình, từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch hành động quốc gia nhằm giảm thiểu rủi ro được xác định và tăng cường các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Bài viết tổng hợp lại việc thực hiện và một số kết quả đánh giá chính trong báo cáo.

47388Nhìn nhận “Đối thoại kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung” từ phân tích định lượng

Bài viết vận dụng những phương pháp tiếp cận khách quan để thử tìm hiểu những khuynh hướng chủ yếu của hiện tượng được coi là có ý nghĩa trong hệ thống chính trị thế giới hiện nay. Thay vì có những bình luận định tính, bài viết tiến hành tập hợp tư liệu và áp dụng phương pháp phân tích thống kê. Trên cơ sở đó, kết hợp với những đánh giá từ góc nhìn quan hệ quốc tế, chính trị học rút ra những nhận xét bước đầu về thực chất của hoạt động này.

47389Nhìn nhận chiến tranh hỗn hợp từ hành động quân sự của Nga ở Syria

Phân tích kỹ để hiểu được hành động quân sự của quân đội Nga trên đất Syria có thể giúp chúng ta tìm hiểu và ứng phó một phần nguyên tắc phương pháp đối với chiến tranh hỗn hợp.

47390Nhìn nhận ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2012 và một số khuyến nghị chính sách

Nhìn nhận các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam năm 2012 và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.