46151Ngoại giao đa phương của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chủ động đề xướng chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy hợp tác đa phương, theo đó ngoại giao đa phương đã trở thành một bộ phận quan trọng của ngoại giao Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Hay nói cách khác, ngoại giao đa phương là một mắt xích quan trọng trong bố trí tổng thể của ngoại giao Trung Quốc. Vậy vì sao Trung Quốc thực hiện và ngày càng coi trọng ngoại giao đa phương, quá trình phát triển ngoại giao đa phương diễn ra như thế nào và triển vọng của nó ra sao? Bài viết sẽ đi sâu phân tích vấn đề này.
46152Ngoại giao giáo dục : một số vấn đề lý thuyết
Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục. Qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng.
46153Ngoại giao giáo dục của Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Phi từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Phân tích và đưa ra những nhận được về sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động ngoại giao giáo dục của Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Phi, chỉ ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đồng thời đánh giá về những lợi ích và cả những hậu quả mà các nước châu Phi nhận được từ những hoạt động này.
46154Ngoại giao khí hậu : thực tiễn quốc tế và khuyễn nghị chính sách cho Việt Nam
Phân tích những điểm mới trong chính sách và thực tiễn triển khai ngoại giao khí hậu của các nước lớn, Liên minh châu Âu, các nước tầm trung và nhóm nước dễ bị tổn thương tại châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở thực tiễn đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam trong triển khai ngoại giao khí hậu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
46155Ngoại giao kinh tế - Nét đặc trưng trong chính sách đối ngoại
Nhật Bản là quốc gia điển hình trong việc thúc đẩy chính sách đối ngoại bằng sức mạnh kinh tế và phục vụ phát triển, cũng là quốc gia điển hình thành công ở khía cạnh này. Ngoại giao kinh tế đã trở thành nét đặc trưng căn bản nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhiều năm qua, hiện nay và giai đoạn sắp tới.
46156Ngoại giao kinh tế - Xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế
Trong vài thập kỉ trở lại đây, quan hệ giữa các quốc gia đang hình thành xu thế mới, đó là ngoại giao kinh tế. Công cụ của ngoại giao kinh tế bao gồm viện trợ kinh tế, thâm nhập kinh tế, điều ước kinh tế, hợp tác kinh tế, phong tỏa cấm vận, trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại, chiến tranh thuế quan, chiến tranh tiền tệ…
46157Ngoại giao kinh tế của Liên Minh Châu Âu với Việt Nam từ năm 2010 đến nay
Phân tích và làm rõ về các chính sách ngoại giao kinh tế của EU với Việt Nam từ năm 2010 đến nay, qua đó mang lại một góc nhìn toàn diện về bản chất Ngoại giao kinh tế EU. Trên cơ sở này, bài viết đưa ra các nhận xét về kết quả triển khai và tác động Ngoại giao kinh tế của EU đối với quan hệ Việt Nam – EU.
46158Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước: Thành tựu trong giai đoạn 2010-2022 và định hướng đến năm 2030
Hệ thống hóa khái niệm, mục tiêu, vai trò, công cụ triển khai ngoại giao kinh tế, đánh giá tổng quan quá trình triển khai ngoại giao kinh tế, đánh giá tổng quan quá trình triển khai tại Việt Nam, nhất là giai đoạn từ 2010 đến nay, từ đó đề xuất nội hàm, phương châm, cách thức, định hướng và một số nhiệm vụ cụ thể của công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới.
46159Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình qua trường hợp Myanmar
Trình bày vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung Quốc. Nhìn lại quá trình triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở Myanmar. Đánh giá về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đối với trường hợp Myanmar.
46160Ngoại giao người nổi tiếng trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
Bàn về sự phát triển của ngoại giao người nổi tiếng, thành công, hạn chế và tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy các tiến trình chính trị. Khung lý thuyết về vai trò của cá nhân trong quan hệ Quốc tế được sử dụng để phân tích hiện tượng này.