Kết quả tìm kiếm
Có 76964 kết quả được tìm thấy
43861Nghiên cứu khả năng chống thấm và ổn định của tường soilcrete tạo bởi công nghệ trộn ướt trộn sâu ở An Giang bằng quan trắc hiện trường

Đánh giá khả năng chống thấm và ổn định của tường soilcrete tạo bởi công nghệ trộn đất xi măng, trộn ướt-trộn sâu, để gia cố đường đê bao ở An Giang bằng quan trắc hiện trường.

43862Nghiên cứu khả năng chống ung thư của dịch chiết lá tươi cây đu đủ đực (Carica papaya L.) ở Hà Tĩnh

Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư, cảm ứng miễn dịch kháng ung thư in vitro, cũng như hoạt tính kháng u trên chuột của các dịch chiết từ lá và hoa cây đu đủ đực thu từ khu vực tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Những kết quả này là bằng chứng cho thấy tiềm năng ứng dụng làm sản phẩm hỗ trợ ung thư của cao chiết lá cây đu đủ đực ở Hà Tĩnh.

43863Nghiên cứu khả năng chuyển đổi chất thải sinh hoạt hữu cơ thành phân Compost

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả; Chương 4: Thảo luận.

43864Nghiên cứu khả năng đánh dấu tế bào ung thư đại trực tràng (HT-29) của tổ hợp vật liệu nano chứa ion đất hiếm Tb3+ với kháng thể kháng CD133

Đánh giá khả năng đánh dấu tế bào ung thư đại trực tràng và khả năng phát quang của vật liệu nano chứa ion Tb3+ trong điều kiện in vitro.

43865Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium tuberosum)

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum). Vi khuẩn gây bệnh cho cá rô phi bao gồm Aeromonas hydrophila (3 chủng là CED04-008, CED05-004, CED05-005), Streptococcus sp. (CEDMA05-043) và nấm gây bệnh (Saprogenia sp.) được thử với dịch chiết lá hẹ ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy, nước ép lá hẹ ở nồng độ 100 ul có khả năng diệt các chủng vi khuẩn A. hydrophila và Streptococcus sp. với đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK) lần lượt là 27-31 và 30 mm. Nấm Saprogenia sp. bị diệt ở nồng độ 15.000 và 13.000 ppm với thời gian ngâm tương ứng là 6 và 24 giờ. Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng tạo tiền đề phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh ở cá rô phi nuôi theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

43866Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium tuberosum)

Đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum) làm cơ sở cho việc nghiên cứu tạo sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược với hiệu quả diệt vi khuẩn và nấm có thể ứng dụng phù hợp ở mô hình cá rô phi tại Việt Nam.

43867Nghiên cứu khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt

Giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình, người dân có thể có những phản ứng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình nhằm tiết kiệm điện tiêu thụ. Do đó, tác giả đã chọn nghiên cứu khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt. Mô hình logit đa lựa chọn (multinomial logit) được chọn nhằm đánh giá khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt. Mẫu điều tra được thu thập tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

43868Nghiên cứu khả năng điều khiển hệ thống động lực xe tải nhằm tăng khả năng cơ động của xe trên các loại đường trơn trượt khác nhau

Trình bày kết quả mô phỏng khảo sát nhằm xác định vùng tác động điều khiển hiệu quả theo đặc tính bám và cản của mặt đường.

43869Nghiên cứu khả năng dự đoán lún hằn vệt bánh xe trên Tỉnh lộ 25B

Lún hằn vệt bánh xe là dạng hư hỏng phổ biến trên các tuyến đường chính, đặc biệt là những tuyến liên thông với các cảng lớn. Bài viết áp dụng tính toán hằn lún vệt bánh xe theo tài liệu của Cộng hòa Liên bang Nga vì nó gần gũi với các tài liệu về thiết kế kếu cấu áo đường mềm trong nước.

43870Nghiên cứu khả năng gắn kết in silico giữa các kháng sinh cephalosporin thế hệ 5 và PBP2x tự nhiên và đột biến của Streptococcus pneumoniae

Xác định khả năng gắn kết in silion của PBP2x ở S. pneumoniae với các kháng sinh cephalosporin thế hệ mới đồng thời tìm ra những chủng đột biến ở PBP2x có khả năng kháng lại các kháng sinh này.