Kết quả tìm kiếm
Có 79708 kết quả được tìm thấy
35681Kinh tế Việt Nam năm 2023, nhận diện các động lực và dự báo tăng trưởng năm 2024

2023 là năm nhiều khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức... Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm 2024 là thách thức lớn, song mức tăng trưởng này vẫn khả thi nếu Việt Nam tận dụng tốt các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời nhạy bén, thích ứng, kiến tạo và phát huy tốt những động lực mới trong bối cảnh đã có nhiều thay đổi.

35682Kinh tế Việt Nam qua 30 năm đổi mới, thực hiện kế hoạch 5 năm (2011–2015) và những kì vọng của năm 2016

Bài viết nhận định về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011–2015) và các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế VN nhìn từ phía cung và phía cầu. Tác giả phân tích bối cảnh quốc tế và những kì vọng cho kinh tế VN năm 2016, đặc biệt đưa ra những cơ hội và thách thức với VN khi tham gia Cộng đồng Kinh tế các nước ASEAN (AEC). Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp cho VN nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để hoàn thành các mục tiêu của năm 2016 và các năm tiếp theo.

35683Kinh tế Việt Nam sau 30 năm hội nhập: thành tự và những cơ hội bị bỏ lỡ

Đánh giá khái quát những thành tựu đật được qua 30 năm hội nhập; đồng thời chỉ ra các cơ hội phát triển đã bị bỏ lỡ, nêu ra những yêu cầu đặt ra đối với cách thể chế trong bối cảnh hội nhập mới với những FTA ngày càng khắt khe hơn.

35684Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập

Khái quát kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO, tác động và giải pháp đối với công nghiệp, nông nghiệp, đối với dịch vụ, với lãnh vực xuất nhập khẩu khi gia nhập WTO.

35685Kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá

Trình bày 3 phần: Phần 1: Thăng trầm như sóng gió, Những hạt mầm đầu tiên, Cam go độc lập tiền tệ: 1945-1954, Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955-1985, Kinh tế tài chính thời kỳ Đổi Mới 1986-2000, Đặc trưng biến động kinh tế trong quá trình chuyển đổi; Phần 2. Đột phá tư duy kinh tế: Đổi Mới, Hệ thống ngân hàng hai cấp, Tài sản và Thị trường, Thị trường chứng khoán; Phần 3: Vấn đề và hiện tượng như Một số vấn đề của các thị trường tài sản, Quản lý nhà nước đối với các thị trường và tài sản, Việt Nam hội nhập toàn cầu.

35686Kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Phân tích những thời cơ và thách thức, đánh giá những thành công và hạn chế và đưa ra những giải pháp để Việt Nam hội nhập thành công.

35687Kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển của kinh tế khu vực và thế giới

Sự vận động phát triển của kinh tế thế giới chịu sự tác động của những nhân tố thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Phân tích những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế chấu Á. Những thách thức và giải pháp để nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập trong xu thế phát triển của kinh tế khu vực và thế giới.

35688Kinh tế Việt Nam và những dự báo về phát triển năm 2021

Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid - 19 nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khả quan. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, các chỉ số về triển vọng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định và tạo đà để phát triển tích cực, bất chất dịch bệnh Covid - 19 đang có những diễn biến phức tạp.

35689Kinh tế Việt Nam với ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã giáng thêm một đòn cho kinh tế toàn cầu. Là nước có độ mở kinh tế cao (hơn 200%) và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù tác động trực tiếp không lớn, song ảnh hưởng rủi ro gián tiếp rất đáng quan tâm.

35690Kinh tế Việt Nam: Tự chủ trong hoạt động thương mại hướng đi mở ra tư các Hiệp định thương mại tự do

Tích cực hội nhập quốc tế trên nền tảng kinh tế tự chủ, tiến tới chủ động hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu rộng luôn là điều kiện và giải pháp tốt nhất để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đây là vấn đề được Việt Nam đặc biệt quan tâm, đưa ra định hướng và kế hoạch lâu dài chứ không phải đợi đếnn những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông mới đặt ra. Tất nhiên, trong thời điểm hiện nay vấn đề tự chủ kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong hoạt động thương mại đầu tư ngày càng trở nền cấp bách hơn bao giờ hết.