35671Kinh tế Việt Nam khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015: Thực trạng và vấn đề
Bài viết phân tích một số kết quả của kinh tế VN, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nền kinh tế khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, qua đó đề xuất một số gợi ý nhằm hạn chế các thách thức để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
35672Kinh tế Việt Nam năm 2012 và một số đề xuất năm 2013
Phân tích khái quát một số chỉ tiêu chính, đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2012, cũng như bối cảnh thế giới năm 2012 nhằm dự báo và đề xuất một số kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.
35673Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018
Năm 2017, trong bối cảnh ngành công nghiệp khai khoáng suy giảm manh và nhập siêu tiếp tục gia tăng, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để có thể đạt kế hoạch tăng trưởng dự kiến 6,7%. Động lực tăng trưởng chủ yếu về phía sản xuất là từ vai trò của khu vực FDI và xu hướng gia tăng vượt trội của ngành dịch vụ, từ phía cầu là từ nhu cầu chi tiêu nội địa được cải thiện. Các biến số vĩ mô khác như lạm phát thấp và tỷ giá ổn định được ghi nhận. Tuy vậy, nền kinh tế tiếp tục đối diện với những vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm trước nhưng chưa được giải quyết, như mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, dư địa chính sách bị thu hẹp, rủi ro tài chính và rủi ro nợ công vẫn chưa giảm bớt,... Trong năm 2018 và những năm sắp tới, Chính phủ cần chuyển hướng mạnh sang chính sách trọng cung, tăng năng lực sản xuất và gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
35674Kinh tế Việt nam năm 2018 sẽ tăng trưởng trên nền tảng vững chắc hơn
Đánh giá những kết quả đã đạt được trong năm 2017, tồn tại, hạn chế cần phải vượt qua và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm giúp Việt Nam tăng trưởng bền vưng hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
35675Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,08%, cao nhất trong vòng hơn một thập niên vừa qua, đồng thời chất lượng tăng trưởng đã có cải thiện. Những động lực đóng góp chính vào tăng trưởng, về phía sản xuất là khu vực FDI với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, về phía chi tiêu là tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Tuy nhiên, cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục gặp nhiều khó khăn và rào cản phát triển. Lạm phát và tỷ giá mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh dự kiến, nhưng đã đương đầu nhiều sức ép, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa đang bị thu hẹp. Trong năm 2019 và những năm sắp tới, Chính phủ cần kiên định để có những đột phá trong cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh một cách thực chất cho khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ của nền kinh tế đối với những biến động bất ổn từ thế giới.
35676Kinh tế Việt Nam năm 2019 và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu năm 2020
Trình bày những thành tựu kinh tế năm 2019 và những chỉ tiêu tăng trưởng và biện phá chủ yếu cho nền kinh tế năm 2020.
35677Kinh tế Việt Nam năm 2019 và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu năm 2020
Kinh tế Việt Nam năm 2019 tương đối khởi sắc theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các phương diện. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi toàn diện và vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2019 do Quốc hội đề ra. Để thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2020 cần có những biện pháp kiên quyết và sát thực với nền kinh tế.
35678Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021
Bài viết đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn để nền kinh tế Việt Nam duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.
35679Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023
Năm 2022 đã chứng kiến những dấu ấn rõ nét từ ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột giữa Nga-Ukraine tới nên kinh tế toàn cầu. Việt Nam tiếp tục bắt nhịp phục hồi kinh tế vững chắc với những kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam thúc đẩy nhờ tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tùy nhiên không ít thách thức đang chờ Việt Nam năm 2023.
35680Kinh tế Việt Nam năm 2023 và định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ
Mặc dù có sự hồi phục nhẹ qua các quý, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm chỉ đạt 4,24%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trước đại dịch và ở dưới xa so với con số mục tiêu của Chính phủ. Các thành phần của tổng cầu bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều yếu. Lạm phát tổng thể sau khi giảm nhanh trong nửa đầu năm lại có xu hướng quay đầu tăng trong quý 3, đồng thời lạm phát lõi giảm chậm. Ở bên ngoài, các nền kinh tế lớn cũng tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong môi trường lãi suất, lạm phát, và rủi ro tài chính tăng cao. Ở trong nước, dư địa chính sách tiền tệ trong không còn nhiều trong khi các hỗ trợ tài khóa còn rất thiếu, chưa hỗ trợ nhiều cho quá trình hồi phục của nền kinh tế.