28571Hợp tác Việt Nam - Lào trong việc phát triển du lịch Hà Tĩnh
Chương 1: Cơ sở hợp tác Việt Nam - Lào tại Hà Tĩnh. Chương 2: Hợp tác Việt Nam - Lào trong việc phát triển du lịch Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2017. Chương 3: Một số kiến nghị thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Lào trong việc phát triển du lịch Hà Tĩnh.
28572Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trên các diễn đàn đa phương
Trên cơ sở làm rõ những kết quả đã đạt được trong hợp tác Việt – Nhật trên các diễn đàn đa phương từ năm 2017 đến nay sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức, đồng thời dự báo triển vọng của sự hợp tác này trong tương lai.
28573Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong phòng, chống Covid-19 và khôi phục, phát triển kinh tế (2020-2022)
Phân tích sự hợp tác song phương trong giai đoạn đại dịch Covid-19 trên hai phương diện chính là phòng, chống đại dịch và duy trì, khôi phục sản xuất, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, mối quan hệ thiên về phía Nhật Bản hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn.
28574Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản xung quanh vấn đề biển Đông
Phân tích những nhân tố thúc đẩy và quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản xung quanh vấn đề Biển Đông.
28575Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong thời kỳ mới
Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng được coi là một trong những hình thức hợp tác tiểu vùng quan trọng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và là một trong những cơ chế đàm phán một số vấn đề giữa Trung Quốc với các quốc gia xung quanh Biển Đông. Từ khi Diễn đàn hợp tác kinh tế vành đai Bắc Bộ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 đến nay, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có liên quan đã triển khai một số hoạt động nghiên cứu và thực tiễn xung quanh hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như hạ tầng giao thông, cảng biển, thương mại hàng hóa và dịch vụ, du lịch…Tuy nhiên, sau khi sáng kiến Vành đai Con đường ra đời, đặc biệt là Trung Quốc thúc đẩy xây dựng Con đường tơ lụa mới trên biển, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng có xu hướng chững lại. Đồng thời, cùng sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực, những thời cơ mới và thách thức mới cũng đã đặt ra với mô hình hợp tác tiểu vùng này.
28576Hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Bài viết phân tích, đánh giá mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở đồng bằng sông cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính từ các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu cho thấy tại đồng bằng sông Cửu Long, một số mô hình hợp tác xã thích ứng biến đổi khí hậu đã dần được hình thành nhưng còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đó, mô hình này cũng chưa có sự hỗ trợ đủ mạnh để nhân rộng.
28577Hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản với Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI
Nhật Bản và Mỹ vốn có mối quan hệ an ninh truyền thống và ảnh hưởng to lớn đến khu vực và thế giới. Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, môi trường an ninh Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều chuyển biến phức tạp, xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn, đòi hỏi hai nước phải có những điều chỉnh chiến lược an ninh, quân sự. Trong đó, vấn đề hợp tác để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản với Mỹ được đặc biệt chú trọng. Bài viết muốn nhìn lại đôi nét về hoạt động này trong thời gian qua của chính phủ hai nước. Qua đó đưa ra một số nhận định về vấn đề này trong tương lai.
28578Hợp tác xuyên biên giới giữa EU với các nước láng giềng
Tìm hiểu mục tiêu cũng như các chương trình hợp tác xuyên biên giới của EU với bên ngoài trong khuôn khổ chính sách láng giềng.
28579Hợp tác xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
Nghiên cứu việc hợp tác xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia từ năm 2009 đến nay.
28580Hợp tác xuyên biên giới ở Liên minh Châu Âu: Thực tiễn và một số kinh nghiệm
Tại Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu đã thừa nhận hợp tác xuyên biên giới giữa ba nước, hoặc bốn quốc gia. Hợp tác xuyên biên giới nhằm giảm các thủ tục hành chính, giảm các rào cản kỹ thuật và pháp lý, hợp tác giải quyết các vấn đề chung giữa các nước có chung biên giới, quản lý các chương trình dự án hợp tác chung. Dựa trên kinh nghiệm đó, bài báo này là kết quả nghiên cứu của Đề tài “Tây Nguyên trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội xuyên biên giới vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”.