28501Hợp tác năng lượng Việt Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh thực hiện nghị quyết số 55/NQ – TW về định hướng phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết cập nhật thực trạng hợp tác năng lượng Việt Nam – Liên bang Nga theo cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với kinh tế ngành, đề xuất một số gợi ý chính sách để phát triển mới, chiều sâu hợp tác là vấn đề cần nghiên cứu.
28502Hợp tác Nga – Việt Nam: Thực trạng và các định hướng phát triển
Nhận định vị thế quan trọng của Việt Nam đối với Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nêu lên thực trạng hợp tác Nga – Việt giai đoạn hiện nay.
28503Hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam – Lào: Thành tựu, kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra và giải pháp
Làm rõ những thành tựu nổi bật trong hợp tác khoa học với Lào, kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm tăng cường hợp tác của hai nước trong bối cảnh mới.
28504Hợp tác ngoại khối của ASEAN những đóng góp của Việt Nam sau 25 năm gia nhập
Ngay từ khi thành lập, các quốc gia ASEAN đã nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ hợp tác ngoại khối, hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, thịnh vượng. Trong những năm qua, Việt Nam đã chứng tỏ được vai trò của một thành viên tích cực trong các hoạt động của ASEAN nói chung và hợp tác ngoại khối nói riêng. Bài viết khái quát thành tựu của ASEAN trong hoạt động hợp tác ngoại khối và vai trò của Việt Nam đối với hoạt động hợp tác ngoại khối của ASEAN trên các phương tiện xây dựng sáng kiến thúc đẩy hợp tác và tích cực triển khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa nội dung hợp tác ngoại khối của ASEAN; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Việt nam trong hoạt động hợp tác ngoại hối của Hiệp hội.
28505Hợp tác nhóm : lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đến năm 2030
Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế. Từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
28506Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản : cơ hội và thách thức
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua, bài viết chỉ ra các cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác nông nghiệp hai nước, làm tiền đề đóng góp những kiến nghị phù hợp về chính sách trong thời gian tới.
28507Hợp tác phát triển bền vững giữa khu vực biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, trao đổi với các nhà quản lý, các nhà khoa học và đi khảo sát thực tế, bài viết cho rằng việc tìm hiểu nghiên cứu vấn đề hợp tác phát triển bền vững giữa khu vực biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cần đặt trong bối cảnh quốc tế, khu vực, tình hình mỗi nước và quan hệ hai nước; đồng thời đặt định vị chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia của mỗi nước. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững khu vực biên giới này.
28508Hợp tác phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Vân Nam (Trung Quốc)
Đánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra về hợp tác phát triển bền vững kinh tế tại khu vực biên giới Lào Cai – Vân Nam.
28509Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Campuchia trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Phân tích những kết quả đạt được trong hợp tác du lịch hai nước như việc hai bên tăng cường các cơ chế hợp tác du lịch và sự gia tăng số lượt khách du lịch viếng thăm lẫn nhau và những vấn đề đặt ra như sự thiếu hụt điều kiện cơ sở vật chất và hợp tác chưa đi vào chiều sâu. Từ đó phân tích triển vọng hợp tác phát triển du lịch hai nước trong thời gian tới.
28510Hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - Nhật Bản
Cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược sâu rộng, điều đó được thể hiện rất rõ qua quá trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà một trong số đó là về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là lĩnh vực vô cùng quan trọng trong tiến trình hợp tác giữa hai quốc gia diễn ra trong thời gian khá dài nhưng về cơ bản tập trung ở các khía cạnh chính là: vấn đề đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam, Nhật Bản.