28051Hoạt động thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc : thực trạng và định hướng quản lý trong bối cảnh
Chính sách quản lý ngoại hối đối với thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc là chính sách cần thiết và hỗ trợ tích cực cho hoạt động thương mại biên giới, phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính Phủ; Hoạt động thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc đã đáp ứng thực trạng và định hướng quản lý trong bối cảnh trong thời gian qua; Giải pháp phát huy hiệu quả chính sách quản lý ngoại hối đối với hoạt động thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
28052Hoạt động thanh toán điện tử tại ngân hàng thương mại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thanh toán điện tử tại ngân hàng thương mại; một số kết quả từ ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTĐT tại NHTM; thách thức đối với NHTM phát triển TT ĐT từ CMCN 4.0; một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động TT ĐT tại NHTM trong CMCN 4.0.
28053Hoạt động thiết kế phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và một số nước Châu Á
Bài viết trình bày thực trạng phát triển sản phẩm mới trong sản xuất công nghiệp, mối quan hệ giữa các hoạt động thực hành phát triển sản phẩm mới và kết quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó đưa ra một số hàm ý về quản trị
28054Hoạt động thu hồi phụ phẩm và xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những kết quả tích cực cả về tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước tiếp tục tăng trưởng. Ngày càng nhiều chuỗi cung ứng/chuỗi liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp được hình thành, trong đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ngày càng được quan tâm. Bài viết đề cập khái quát về hoạt động thu hồi phụ phẩm trong chuỗi cung ứng nỗng sản, thực trạng và một số khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động này trong xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ở nước ta trong những năm tới.
28055Hoạt động thúc đẩy và triển khai IPv6 ở Việt Nam năm 2014
Với cách tiếp cận dựa trên phương diện khung pháp lý và hoạt động thúc đẩy IPv6 từ phía nhà nước, trong bài báo này, nhóm tác giả tổng kết chặng đường triển khai IPv6 ở Việt Nam từ trước đến nay và các kết quả cụ thể trong năm 2014. Qua đó đánh giá những thành quả đạt được cũng như phân tích, nhận định các điểm còn hạn chế của Việt Nam để có giải pháp phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
28056Hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng tại Việt Nam
Với sự phát triển của nền công nghệ thế giới cũng như sự linh hoạt trong cách vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp, thương mại điện tử và các mô hình thương mại điện tử ( trong đó có Hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng-B2C) đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, thương mại điện tử này có doanh số bán lẻ đạt 10,08 tỷ USD năm 2019 và tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Bài viết phân tích sẽ làm rõ thực trạng hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng tại Việt Nam, từ đó và đề ra một số khuyến nghị để nâng cao lợi ích và tầm quan trọng của hình thức này.
28057Hoạt động thương mại điện tử ở Nhật Bản trong và sau đại dịch COVID-19
Trước đây, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản phát triển chậm do người tiêu dùng lớn tuổi không thích công nghệ kỹ thuật số. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã dẫn đến những thay đổi trong mô hình tiêu dùng và hỗ trợ của chính phủ cho số hóa, tác động đến việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Theo các báo cáo hiện tại, thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản đạt 99,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự đoán sẽ đạt 151 tỷ USD vào năm 2025 khi quốc gia này thực hiện quá trình chuyển đổi từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các cửa hàng bán hàng trực tuyến. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thương mại điện tử và xu hướng phát triển trong thời gian tới.
28058Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ở Nam Bộ thế kỷ XVII - XVIII
Góp phần làm sáng tỏ những thuận lợi mà hai nước có được trong quan hệ ngoại giao hiện nay.
28059Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Viễn Đông, Liên Bang Nga: Thực trạng, triển vọng và định hướng phát triển
Trong bối cảnh hiện nay, khi Liên bang Nga tăng cường hội nhập với Châu Á – Thái Bình Dương qua cửa ngõ Viễn Đông và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và những diễn biến khác trên trường quốc tế, quan hệ thương mại Việt Nam – Viễn Đông hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn. Bài viết sẽ khái quát thực trạng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và khu vực Viễn Đông, đồng thời phân tích triển vọng và đưa ra một số định hướng phát triển hoạt động thương mại giữa hai bên.
28060Hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới
Hướng dòng vốn ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; Khó khăn và vướng mắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn mới.