28041Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng nhìn từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới
Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) ngân hàng là một trong những biện pháp quan trọng để tái cấu trúc và góp phần nâng cao cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập. Bài viết trình bày kinh nghiệm hoạt động sáp nhập và mua lại tại Châu Âu, Châu Á và những bài học kinh nghiệm.
28042Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chia sẻ một số kinh nghiệm về hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng của một số nước trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,
28043Hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng tại Mỹ và một số bài học kinh nghiệm
Trong làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra trên toàn cầu, lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn dẫn đầu về số lượng các thương vụ cũng như giá trị trong hoạt động M&A. Ngành ngân hàng có một vị trí đặc biệt bởi chỉ một biến động của nó cũng để lại những tác động lớn trong nền kinh tế của mỗi nước, đặc biệt với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra như hiện nay, tác động đó còn mang tính quốc tế cao hơn. Bài viết này nghiên cứu về hoạt động M&A của các ngân hàng Mỹ và qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.
28044Hoạt động tài chính nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên
Thực trạng cung cấp tài chính nông thôn ở Tây Nguyên và một số đề xuất nhằm phát triển thị trường tài chính nông thôn tại Tây Nguyên.
28045Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, hoạt động TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệ tài chính (Fintech), lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển TCVM, thì xu hướng phát triển của Fintech cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển TCVM tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng hoạt động TCVM gắn với Fintech tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động TCVM khi gắn với công nghệ số.
28046Hoạt động tài trợ vốn cổ phần và hiệu ứng giá trị - Bằng chứng tại Việt Nam
Nghiên cứu xem xét nguồn gốc của tỉ suất sinh lợi vượt trội giữa công ty giá trị và công ty tăng trưởng là do phần bù rủi ro hay do nhà đầu tư định giá sai. Mẫu nghiên cứu là tất cả các công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội có xảy ra hoạt động tài trợ vốn cổ phần trong giai đoạn từ tháng 07/2009 đến tháng 06/2016. Bằng phương pháp tiếp cận cho cả cấp độ danh mục và cấp độ công ty, tác giả tìm thấy tỉ suất sinh lợi vượt trội phụ thuộc vào tín hiệu trong hoạt động tài trợ của công ty. Nói cách khác, hoạt động tài trợ của công ty có khả năng phóng đại hoặc thu nhỏ tỉ suất sinh lợi vượt trội. Khi xem xét yếu tố kì vọng sai lệch của thị trường, cổ phiếu giá trị có chỉ số cơ bản tốt bị định giá thấp và cổ phiếu tăng trưởng có chỉ số cơ bản yếu bị định giá cao. Nghĩa là, tỉ suất sinh lợi vượt trội giữa công ty giá trị và công ty tăng trưởng có hoạt động tài trợ vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán VN không thể giải thích bằng quan điểm rủi ro, mà là do tồn tại sự định giá sai lệch của thị trường.
28047Hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại Việt Nam
Tổng quan hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, tập trung kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, thực trạng kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế tại VN, đánh giá về công tác thực thi việc kiểm soát tập trung kinh tế trong thời gian qua và những hạn chế - nguyên nhân.
28048Hoạt động thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp về quyền con người
Đánh giá thực trạng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp về quyền con người, chỉ ra một số hạn chế, khó khăn, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này.
28049Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra
Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu tại Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24(20 triệu USD) ... Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp. Dù giá trị tài sản vô hình cao nhưng ở Việt Nam, hầu như chưa được phản ánh trong sổ sách kế toán. Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính về tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã xác định rõ cách thức định giá tài sản vô hình ở Việt Nam tương tự với các chuẩn mực thế giới, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.
28050Hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
Khuôn khổ pháp lý, các văn bản quy định về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam đã được xây dựng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế - tài chính đang phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển nóng của lĩnh vực thẩm định giá, trong khi chính sách và pháp luật không theo kịp, dẫn đến phát sinh một số bất cập trong hoạt động thẩm định giá. Để giải quyết các "nút thắt" về thẩm định giá cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng: Hoàn thiện cơ chế đánh giá tín nhiệm thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá; và soát bổ sung các quy định về xử lý hành vi vi phạm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá...