27791Hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính
Năm 2023, trong bối cảnh có những thuận lợi và thách thức đan xen, thực hiện chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tiễn, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất giải pháp chính sách tài khoá, tổ chức triển khai quyết liệt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước đã đề ra, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân. Trong kết quả được ghi nhận ấy, có những đóng góp quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tài chính.
27792Hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong tình hình mới
Trong những năm qua, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính đạt đạt được những kết quả tích cực, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, vừa chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm anh sinh xã hội; đồng thời tiếp cận nhanh với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thúc đẩy hiện đại hóa quản lý tài chính, đảm bảo yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết khái quát một số kết quả xây dựng pháp luật tài chính giai đoạn 2016-2022, cũng như nhiệm vụ đặt ra cho công tác trong giai đoạn tới.
27793Hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
Một trong yêu cầu cấp thiết của quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc nghiên cứu và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết bàn về khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và định ướng hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.
27794Hoàn thiện thể chế quản lý thuế đến năm 2030
Bài viết nêu rõ quan điểm về việc xây dựng thể chế quản lý thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện để đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế của người dân và doanh nghiệp.
27795Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bài viết đánh giá thể chế liên kết tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dựa trên ba trụ cột: hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh; bộ máy thực thi các hệ thống pháp luật, chính sách; cơ chế, cách thức thực thi. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp và phương án để hoàn thiện thể chế liên kết vùng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây chính là cơ sở nền tảng để thúc đẩy liên kết vùng nhằm nâng cao năng lực của Vùng trong thời gian tới.
27796Hoàn thiện thể chế thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực hiện EVFTA
Bài viết phân tích tình hình và đánh giá sự hoàn thiện về thể chế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định EVFTA trên hai khía cạnh: (1) rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, (2) cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương để triển khai thực hiện EVFTA.
27797Hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020
Phân tích quá trình hoàn hiện thể chế và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá những tác động tích cực và nhận diện một số vấn đề đặt ra đối với thị trường chứng khoán (TTCK). Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp hoàn thể chế và phát triển bền vững TTCK Việt Nam đến năm 2020.
27798Hoàn thiện thể chế về chính sách đô thị đáp ứng yêu cầu công nghệ hóa, hiện đại hóa Đất nước
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng, địa phương, phát triển đô thị, kinh tế đô thị là mắt xích quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị vệ tinh, xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương đã, đang là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay. Trong bài viết này, tác giả trình bày về đô thị hóa ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra; thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở Việt Nam thời gian qua, trong đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
27799Hoàn thiện thể chế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Bài học từ các nước trên thế giới
Phân tích kinh nghiệm xây dựng liên kết vùng ở các quốc gia tiêu biểu (Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức), từ đó rút ra bài học cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho Vùng. Theo đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần chú ý đến các vấn đề sau khi hoàn thiện thể chế liên kết vùng, gồm: (i) xây quy hoạch tổng thể phát triển Vùng gắn liền với những đặc thù của từng địa phương; (ii) thiết lập cơ chế chính sách và phân quyền tự chủ về tài chính, đầu tư cho vùng; (iii) tăng quyền chủ động cho các Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm; (iv) phát huy vai trò của đầu tàu, hạt nhân trong vùng.
27800Hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ nguồn nước quốc gia
Nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, công bằng và bền vững tài nguyên nước, Việt Nam đã thực hiện một số công cụ quản lý dựa trên tiếp cận thị trường như: Thuế tài nguyên nước; phí và lệ phí trong khai thác sử dụng nước; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập, trong điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả.