111“Sóng ngầm dưới đáy Biển Đông” Tổng hợp thảo luận tại Hội thảo khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Với gần 30 bài tham luận được trình bày trong hai ngày, Hội thảo đề cập đến hầu hết các khía cạnh quan trọng của vấn đề Biển Đông với một số phân tích, đánh giá đáng chú ý như sau: Cục diện Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài; Biển Đông và không gian địa chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương”; Các đề xuất hợp tác ở Biển Đông; Tranh luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
112“Tầm nhìn” phát triển bền vững của Nguyễn Công Trứ trong vấn đề khai hoang nửa đầu thế kỷ XIX
Bài viết đi từ phân tích về tư tưởng, cách thực hiện và kết quả đạt được trong quá trình khai hoang của Nguyễn Công Trứ “Tầm nhìn” để phát triển bền vững của một vị quan đa tài dưới triều đại Nguyễn ở thế kỷ XIX.
113“Tam sao nhất bản”: hình tượng Đặng Thị Huệ từ lịch sử, văn học đến phim ảnh
Tìm hiểu sự “định bản” hình ảnh, cách đánh giá đối với Đặng Thị Huệ trong suốt 2 thế kỉ (cuối thế kỉ XVIII – cuối thế kỉ XX), từ đó bước đầu nhìn nhận mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và phim ảnh trong việc thể hiện đề tài, nhân vật lịch sử (và dã sử) cũng như nhìn nhận “tiến trình” của tinh thần nữ quyền trong văn học, nghệ thuật Việt Nam.
114“Thành phố trong thành phố” : lý luận và thực tiễn
Chia sẻ một số quan điểm về lý luận và thực tiễn của mô hình “thành phố trong thành phố”.
115“Thiên nga đen” – Covid-19 và cơ chế điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam
Từ góc độ pháp luật hợp đồng, sự xuất hiện của Covid-19 có thể được coi là một sự kiện bất ngờ tác động mạnh mẽ đến quan hệ hợp đồng của các bên. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích nội dung, ý nghĩa pháp lý của sự kiện bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản; và khả năng áp dụng các chế định này trong xử lý các tranh chấp hợp đồng chịu tác động của đại dịch Covid 19.
116“Thương vụ Alaska” trong quan hệ Mỹ - Nga những năm 60 của thế kỷ XIX
Một trong những thương vụ lớn, mở mang đất đai, mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho nước Mỹ là thương vụ Alaska. Trong Tiến trình lịch sử quốc gia này, sự thành công của thương vụ Alaska đánh dấu bước khởi đầu việc mở rộng thế lực của Mỹ ra Thái Bình Dương. Bài viết phân tích sự xác lập chủ quyền của Mỹ đối với lãnh thổ Alaska và sự từ bỏ sỡ hữu vùng đất này của Nga trong thập niên 60 của thế kỷ XIX.
117“Triệu ngôi nhà xanh” – Hướng tới tương lai năng lượng bền vững tại Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời được đánh giá ở mức hàng đầu trên thế giới với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình khoảng 5 kWh/ngày). Đặc biệt, ở các tỉnh phía Nam, số giờ nắng lớn, dao động từ 1.600 – 2.600 giờ/năm. Bên cạnh nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, nước ta còn có 8,6% diện tích lãnh thổ có gió đạt tiêu chuẩn về tốc độ và mật độ để sản xuất phong điện. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng sạch này vẫn chưa phát triển rộng rãi trên cả nước. Nhằm hướng tới mục tiêu vào năm 2030 đạt 1 triệu ngôi nhà và tòa nhà áp dụng các giải pháp xanh, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã khởi xướng Chương trình “Triệu ngôi nhà xanh”. Để tìm hiểu rõ hơn về Chương trình này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID.
118“Tương lai học” và giáo dục Đại học trong môi trường hậu Covid-19
Ngay cả trước khi có Covid-19 các nhà tương lai học từng khẳng định rằng một số gián đoạn diễn ra trong giáo dục Đại học kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra những Kịch bản tàn phá đối với các trường Đại học. Những tuyên bố này cho biết về một chính sách ngày càng chiếm ưu thế và những tranh luận của nhà quản lý về như cầu chuyển đổi nhanh chóng và triệt để trong các quy ước học thuật, mô hình kinh doanh và phương thức làm việc.
119“Ước tính tổng giờ công thiết kế chi tiết các công trình công nghiệp”
Khảo sát và ước tính tổng giờ công thiết kế chi tiết cho công tác xây dựng các công trình công nghiệp tại công ty tư vấn thiết kế A với mong muốn xây dựng một phương pháp mới hỗ trợ và từng bước thay thế phương pháp hiện tại dựa trên bộ dữ liệu đã được thực hiện tại công ty tư vấn thiết kế A.
120“Urban resilience” – Một hướng nghiên cứu mới cho vùng ven thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu khả năng chống chịu của vùng ven Tp. HCM như là một nghiên cứu mới, bên cạnh việc đánh giá khả năng ứng phó và thích ứng của vùng ven Tp. HCM trước tác động của đô thị hóa và biến đổi khí hậu.