Kết quả tìm kiếm
Có 79708 kết quả được tìm thấy
101“Internet vạn vật” trong phát triển thành phố thông minh

Đánh giá khái quát các ứng dụng thông minh của IoT trong các hệ thống quản lý thông minh cấu thành nên thành phố thông minh. Qua đó, nhận diện một số thách thức của IoT trong phát triển thành phố thông minh.

102“khi nào….” – Giả định hay hiện thực?

Phân tích “khi nào” trong mối tương quan với “khi” và “nếu”, và thử lí giải vì sao “khi nào” lại có thể xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh như vậy.

103“Khoa học cộng đồng” trong ứng phó khủng hoảng môi trường : cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng Việt Nam

Phân tích “Khoa học cộng đồng” trong ứng phó khủng hoảng môi trường. Khoa học cộng đồng đang là một xu hướng tiếp cận mới, không chỉ với giới khoa học mà còn cần thiết cho chính quyền và cộng đồng địa phương ở những nơi dễ tổn thương bởi biến đổi môi trường. Việt Nam có nhiều lợi thế cho khoa học cộng đồng phát triển như hạ tầng số và tỷ lệ tiếp cận internet của người dân cao. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng nhà khoa học trẻ và sự tham gia của các nguồn lực phi chính phủ cũng là những cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kho học cộng đồng.

104“Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông

Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.

105“Một vành đai một con đường” – Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ

Bài viết từ góc độ phân tích sự giằng co trong vai trò điều khiển luật chơi quốc tế qua chiến lược “xoay trục” và sáng kiến OBOR, ý đồ chiến lược trong việc triển khai OBOR để làm nổi bật đặc điểm, tính chất của quan hệ Trung – Mỹ. Tác giả cho rằng, cạnh tranh trong ràng buộc vẫn tiếp tục là xu thế chính của quan hệ Trung – Mỹ trong tương lai.

106“Ngoại giao bẫy nợ” và sự phát triển quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á

Khái niệm “Ngoại giao bẫy nợ”. Phân tích mối liên kết giữa “ngoại giao bẫy nợ” và sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI). Đánh giá tác động của chiến lược “Ngoại giao bẫy nợ” tới sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

107“Ngôi nhà thứ hai” hoàn thiện ước mơ của người Việt

Trình bày về kiến trúc nội thất và những giá trị tinh thần mà dạng nhà ở nông thôn và biệt thự nghỉ dưỡng cuối tuần ngoại thành mang lại cho con người đô thị.

108“Ngôn ngữ giới trẻ” có phải là tiếng lóng cần chuẩn hóa?

Làm sáng tỏ các khái niệm “biệt ngữ” và “tiếng lóng”, sau đó đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của giới trẻ với những khái niệm này để xem ngôn ngữ giới trẻ có đúng là một dạng biệt ngữ (ngang hàng với các dạng biệt ngữ khác, như thuật ngữ, từ nghề nghiệp…) hay đó là tiếng lóng.

109“Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam – một hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa pháp luật

Trình bày những quy định cơ bản của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam, qua đó thấy ý nghĩa quan trọng của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc, Việt Nam và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa pháp luật giữa hai nước.

110“Người đọc” của Nguyễn Tuân trong tình thế cách mạng (tiếp cận xã hội học văn học về trường hợp Chùa Đàn)

Từ góc nhìn xã hội học văn học, nghiên cứu này phác dựng định chế văn hóa văn nghệ những năm 1940 nhìn từ phương diện đáp ứng các yêu cầu kháng chiến và kiến quốc; đồng thời, thông qua việc phân tích những chuyển biến trong tu tưởng xã hội và quan niệm nghệ thuật chi phối các mối tương tác và thực hành nghệ thuật của nhà văn, xét qua trường hợp Nguyễn Tuân, tìm cách lí giải về một thời điểm quan trọng khởi sinh và định hình tính chất của nền văn nghệ nước Việt Nam mới.