Năm tháng dâng người
23/08/2017Tác giả: Lê Công Cơ
Nhà xuất bản: Trẻ - Tp. HCM
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 442 tr.
Năm tháng dâng người là cuốn hồi ký của một người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho lý tưởng cách mạng, đó là cựu chiến binh Lê Công Cơ với bí danh thường dùng trong hoạt động cách mạng là Lê Phương Thảo. Đây là tác phẩm mở đầu của Tủ sách Đáp lời sông núi, gồm nhiều tác giả và tác phẩm viết về phong trào đấu tranh công khai ở các thành thị miền trung.
Cuốn hồi ký được viết vào khoảng thời gian hơn 30 năm vào ngày đất nước thống nhất. Tác giả viết rằng “ Người ghi lại những dòng hồi ức này mà lòng vẫn rộn ràng bao cảm xúc về những năm tháng oanh liệt đã qua mà cảm xúc thiết tha sâu đậm nhất là lòng biết ơn và tự hào về ngôi trường Đại học vĩ đại, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã trạu dồi, tôi luyện hàng triệu thanh niên lên đường”.
Những năm tháng ấy được bắt đầu từ thời thơ ấu của tác giả Lê Công Cơ. Với cảnh khó, quê nghèo, khói lửa chiến tranh, đau thương tang tóc, nợ nước thù nhà. Ở đây con đường cách mạng của tác giả không hề là chuyện tình cờ do hoàn cảnh đưa đẩy mà lộ trình ấy như đã được tác giả phác thảo trước từng cung đoạn quyết tâm đi từng bước cho tới đích cuối cùng.
Từ một cậu bé chăn trâu cắt cỏ ở làng Giáng La, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam lặn lội ra TP. Đà Nẵng để được đi học, tự lực mưu sinh để tốt nghiệp trung học ở Sài gòn, rồi ngẫng cao đầu bước vào giảng đường ĐH Huế. Lý tưởng cách mạng như sợi chỉ đỏ dẫn dắt cuộc đời ông, cả đến khi ngồi trên giảng đường ĐH rồi nhưng ông vẫn xếp bút nghiên sẵn sàng ra trận chiến đấu.
Sau hơn 30 năm khi viết những dòng hồi ký này, dường như cuộc chiến đấu ấy vẫn còn tiếp diễn, ít ra là trong tâm thức.
Trong cuốn hồi ký này chúng ta bắt gặp lại những chú giao liêm vô danh cho đến những nhân vật từng vang bóng một thời. Đọc cuốn hồi ký này các bạn sẽ thấy trong phong trào công khai ở Thành thị miền Nam và những thập niên 1960, 1970 không chỉ có sự vận hành của các thế lực chính trị, tôn giáo mà đó là sự lãnh đạo của cách mạng và tác giả là một trong số ít cán bộ cách mạng hoạt động bí mật mà lại xây dựng những cơ sở là hạt nhân trong phong trào công khai ở các thành thị Đà Nẵng, Huế và lan rông ra Sài gòn, nhất là trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đây là cuốn hồi ký không chỉ nói về cuộc đời cách mạng của mình mà cái chính là tác giả muốn tái hiện lại hình ảnh phong trào đấu tranh của các thành thị miền trung trong cuộc kháng chiến chống mỹ.
Đinh Thị Thu Hồng
Danh mục sách mới tháng 11/2024 (Công nghệ Thực phẩm)
08/11/2024 - 13:24:13
Thư viện Đại học Duy Tân xin giới thiệu đến quý bạn đọc danh mục sách mới tháng 11 với chuyên ngành Công nghệ ...
Danh mục tạp chí Quốc tế tháng 10/2024
10/10/2024 - 09:09:37
Thư viện Đại học Duy Tân xin giới thiệu đến bạn đọc danh mục tạp chí Quốc tế tháng 10/2024, với đa dạng lĩnh ...
Danh mục tạp chí Quốc tế tháng 08/2024
27/08/2024 - 10:46:23
Thư viện Đại học Duy Tân xin giới thiệu đến bạn đọc danh mục tạp chí Quốc tế tháng 08/2024, với đa dạng lĩnh ...
21/11/2024 - 08:31:36
Ngày 18-19/11/2024, Thư viện Đại học Duy Tân đã tham gia “Ngày sách Việt Nam” với chủ đề “Văn hóa đọc học ...
29/05/2024 - 08:29:17
Trong 02 ngày 23 và 24/5/2024, Thư viện Đại học Duy Tân đã tham gia Hội thảo tập huẩn về “Phương pháp xây ...
Vấn đề bản quyền trong quản lý và khai thác học liệu số
12/04/2024 - 09:02:09
Ngày 11 tháng 4 năm 2024, Thư viện Đại học Duy Tân đã tham gia buổi Tọa đàm về "Vấn đề bản quyền trong quản ...