CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
5251 Phân tích rào cản cho doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Tôn Nguyễn Trọng Hiền // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 11-18 .- 332.1

Phân tích các rào cản tiềm năng gây cản trở các doanh nghiệp sản xuất lấy bối cảnh Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Nghiên cứu cố gắng chỉ ra yếu tố quan trọng và mối liên hệ các yếu tố này bằng phương pháp Interpretive Structural Model (ISM). Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách.

5252 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Ngô Thị Ngọc, Đinh Thị Thùy Linh, Nguyễn Thu Hà // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 31-40 .- 658

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp với bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu gồm 20 doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 100 quan sát từ năm 2014 đến 2018. Bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố: Lãi ròng, Hệ số vòng quay tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Hệ số nợ, Hệ số chi phí có ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam.

5253 Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường CPTPP / Phan Thanh Hoàn // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 19-30 .- 332.1

Phân tích tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bằng việc tính toán các chỉ số thương mại theo ngành hàng và thị trường, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: CPTPP là thị trường chính của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên CPTPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của các ngành và tăng trưởng xuất khẩu cao cũng chỉ biểu hiện ở một số ngành và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu trong khu vực CPTPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm và nâng cao lợi thế so sánh của các ngành hàng xuất khẩu.

5254 Ảnh hưởng từ các yếu tố nội tại tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ở Việt Nam / Đỗ Hương Giang // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 41-49 .- 658

Nghiên cứu này là khám phá các yếu tố nội tại doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 427DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thông qua phương pháp khảo sát trực tiếp và trực tuyến. Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố nội tại DN ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua sắm xanh, bao gồm: (i) Trách nhiệm xã hội của DN, (ii) Cam kết của ban lãnh đạo, (iii) Kỳ vọng đạt được lợi ích kinh doanh và (iv) Rào cản về chi phí. Trong đó, trách nhiệm xã hội là yếu tố có ảnh hưởng tích cực và mạnh nhất tới hoạt động mua sắm xanh của các DN.

5255 Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc, căng thẳng trong công việc và sự hỗ trợ của tổ chức đến ý định nghỉ việc của nhân viên / Trần Thế Nam, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phạm Thị Tuyết Nhung // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 62-69 .- 658

Việc tìm ra các tiền tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc ở nhân viên là một đề tài thú vị. Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích những tác động của sự hài lòng trong công việc, những áp lực trong công việc và sự hỗ trợ của tổ chức đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tp. Hồ Chí Minh. Mô hình phương trình cấu trúc đã được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết bằng việc phân tích dữ liệu của 635 nhân viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các tiền tố được đề xuất nghiên cứu có ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc. Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa ở cả hai góc độ: lý thuyết lẫn thực hành. Về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu củng cố lý thuyết trao đổi xã hội cùng với mô hình nguồn lực và yêu cầu của công việc. Trên thực tế, các nhà quản lý nên cung cấp môi trường làm việc tốt hơn để nhân viên cảm thấy an toàn, thoải mái và nhận được sự giúp đỡ từ người khác, đa dạng hóa công việc và trao nhiều quyền tự chủ hơn cho cấp dưới.

5256 Mối quan hệ giữa hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng và thái độ trung thành của nhân viên / Nguyễn Tấn Minh // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 70-79 .- 658

Nghiên cứu mối quan hệ giữa hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand Attractiveness - EBA) và thái độ trung thành của nhân viên. Mẫu nghiên cứu gồm 416 nhân viên đang làm việc ở các doanh nghiệp ngành dịch vụ tại TP.HCM, thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích và kiểm định các giả thuyết của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thành phần giá trị của EBA được đo lường bằng giá trị kinh tế, giá trị phát triển, giá trị xã hội, giá trị thích thú và giá trị ứng dụng. Nghiên cứu cũng phát hiện những thành phần giá trị của EBA có tác động cùng chiều đến trung thành của nhân viên. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của EBA không tác động đến thái độ trung thành của nhân viên.

5257 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính thuế theo cơ chế “một cửa” / Nguyễn Xuân Nhĩ, Thái Thanh Hà, Nguyễn Giang Đô // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 80-88 .- 658

Nghiên cứu này là xác định và phân tích các nhân tố của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của Doanh nghiệp nộp thuế. Dữ liệu nghiên cứu định tính gồm 15 doanh nghiệp và dữ liệu định lượng gồm 339 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế gồm: Thủ tục hành chính, Hiệu quả xử lý công việc, Năng lực phục vụ và Ứng dụng công nghệ. Trong đó, yếu tố Công nghệ có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp.

5258 Đánh giá khả năng tuyển chọn lao động của doanh nghiệp FDI Việt Nam : một ứng dụng của mô hình hồi quy thứ bậc / Lâm Vân Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Tr. 40-43 .- 658

Trong bài viết này, chúng tôi đã áp dụng mô hình hồi quy thứ bậc để phân tích một vài yếu tố cơ bản tác động đến mức độ khó trong tuyển chọn lao động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việt Nam. Bài viết đã cho thấy, lao động càng được đào tạo kỹ năng nghề tốt càng giúp cho các doanh nghiệp FDI tuyến chọn lao động dễ hon cả về tuyển chọn lao động phổ thông và lao động dạng chuyên gia quản lý. Lãnh đạo tỉnh có năng động nhưng độ khó tuyển chọn vẫn cứ tăng, cho thấy lãnh đạo chưa tháo gỡ được độ khó của doanh nghiệp FDI trong tuyển chọn lao động. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì mức độ tuyển chọn cán bộ quản lý giám sát cũng dễ hơn.

5259 Ảnh hưởng cảm xúc khách hàng đến sự trung thành thương hiệu : Một nghiên cứu lý thuyết / Nguyễn Trí Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 44-46 .- 658

Thông qua phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, bài viết tổng hợp các khái niệm về sự trung thành thương hiệu, mối quan hệ giữa cảm xúc khách hàng và sự trung thành thương hiệu. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố ảnh hường cảm xúc khách hàng đối với sự trung thành thương hiệu, tạo nền tảng có cách nghiên cứu tiếp theo để đề xuất các khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp nâng cao sự trung thành thương hiệu của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

5260 Tiêu dùng xanh ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp phát triển / Đàm Thị Ngọc Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 53-55 .- 658

Tiêu dùng xanh hiện nay đang được coi là xu hướng tiêu dùng tiến bộ và tiết kiệm, đóng vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội. Việc sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng còn góp phần bảo vệ môi trường. Sự xuất hiện của covid-19 đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên và tiết lộ nguyên lý cơ bản của sự đánh đổi mà chúng ta luôn phải đối mặt: con người có những nhu cầu vô hạn, nhưng khả năng đáp ứng cùa hành tinh lại hữu hạn. Những giới hạn đó được phản ánh trong cách tiêu dùng và sản xuất của chúng ta. Covid-19 có thể được coi là chất xúc tác cho sự thay đổi xã hội, chuyền đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững hơn (hay xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng).