CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1 Định hướng doanh nghiệp xanh, trách nhiệm xã hội và hành vi sáng tạo xanh đối với hiệu suất doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam: Vai trò trung gian của đổi mới xanh / Lê Thanh Tiệp, Lê Hồng Châu // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 58-72 .- 658

Bài viết xác định vai trò của dòng tiền và vốn lưu động (VLĐ) đối với việc đầu tư của doanh nghiệp, với điều kiện tồn tại hạn chế tài chính (HCTC) và dữ liệu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012–2022. Sử dụng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu khẳng định rằng chi đầu tư và chi bổ sung VLĐ rất nhạy cảm với những cú sốc dòng tiền; hơn nữa, độ nhạy cảm tăng theo mức độ HCTC của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xem xét vai trò của VLĐ trong việc duy trì và ổn định đầu tư trước sự thay đổi của nguồn vốn nội bộ; doanh nghiệp có HCTC lớn, vai trò của VLĐ càng cao. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để các nhà quản trị tài chính xây dựng chính sách kết hợp giữa quản lý VLĐ và chính sách đầu tư nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ràng buộc tài chính lên đầu tư và các chính sách thể chế mới nhằm hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp.

2 Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến hiệu quả công việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Huỳnh Đông Hà, Hoàng Thị Thanh Hằng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 73-87 .- 658

Chủ đề tác động của phong cách lãnh đạo (PCLĐ) chuyển đổi của nhà quản lý đến hiệu quả công việc của nhân viên luôn thu hút các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị. Bài viết đánh giá ảnh hưởng của PCLĐ chuyển đổi của nhà quản lý đến hiệu quả công việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, PCLĐ chuyển đổi có tác động tích cực đến hiệu quả công việc của nhân viên một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Những phát hiện này bổ sung minh chứng thực nghiệm cho các lý thuyết về vai trò quan trọng của PCLĐ chuyển đổi đến nhân viên cũng như có ý nghĩa thực tiễn thông qua đề xuất hàm ý quản trị có ý nghĩa cho các nhà quản lý của ngân hàng.

3 Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách / Lê Sĩ Đồng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 116-128 .- 330

Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.

4 Liệu rằng độ mở thương mại có thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại nội địa Việt Nam? / Vương Thị Hương Giang // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 31-42 .- 658

Sử dụng tập dữ liệu bảng gồm 30 ngân hàng thương mại (NHTM) nội địa Việt Nam trong giai đoạn 2009–2022, kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng độ mở thương mại (ĐMTM) thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM nội địa Việt Nam. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng giá trị về tác động tích cực của ĐMTM đến sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam từ góc độ tiếp cận kênh cho vay ngân hàng.

5 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang năm 2020-2021 / Nguyễn Thị Mai Diệu, Nguyễn Thị Thái Hằng, Võ Thị Bích Liên // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 76-88 .- 658

Nghiên cứu hồi cứu kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của DHG năm 2020-2021, căn cứ thông qua phân tích tỷ trọng một số chỉ tiêu kinh tế của DHG năm 2020-2021.

6 Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp vùng ven biển góp phần tăng trưởng xanh / Đinh Thị Lam // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 19-25 .- 658

Khái quát những kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam để phát triển hơn nữa nguồn nhân lực nông nghiệp vùng ven biển.

7 Xây dựng đội ngũ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại thành phố Hà Nội / Trần Thị Tuyết, Bùi Thị Vân Anh // .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 69-76 .- 658

Phân tích những yêu cầu của xây dựng đội ngũ công chức hành chính của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, trên cơ sở tư liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu, cơ quan hành chính và khảo sát thực tế.

8 Kinh tế tuần hoàn : "liều thuốc thần" cho kinh tế thế giới / Lê Quân, Nghiêm Xuân Hòa // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 5-12 .- 658

Bài viết làm rõ các hạn chế của kinh tế tuần hoàn, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới và một số kiến nghị cho Việt Nam.

9 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại 6 quốc gia Đông Nam Á ASEAN-6 giai đoạn 2000-2022 / Tô Thị Hồng Gấm, Mai Bảo Ngọc, Phạm Trọng Đại // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 13-17 .- 330

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi các biến lạm pát, lực lượng lao động, độ mở thương mại có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và biến doanh thu thuế không có ý nghĩa thống kê nên không thẻ kết luận tác động của doanh thu thế đến tăng trưởng kinh tế đối với nghiên cứu này.

10 Phát triển kinh tế tuần hoàn : những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Thị Mai Hương // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 18-22 .- 330

Trình bày tình hình và phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay.