CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
1 Sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị chiến lược trong ngành khách sạn / Vũ Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 175-178 .- 657

Nghiên cứu này thực hiện để đánh giá vai trò của kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) trong ngành khách sạn trên thế giới và thực trạng nhu cầu thông tin của nhà quản trị tại Việt Nam. Tổng cộng có 61 doanh nghiệp (DN) kinh doanh khách sạn tại Việt Nam được chọn làm đối tượng mẫu và dữ liệu được thu thập. Nghiên cứu đã chỉ ra được tình hình nghiên cứu về KTQTCL đang lan rộng trên thế giới và có nhiều lợi ích trong lĩnh vực khách sạn, với đặc điểm của ngành là mức độ cạnh tranh gay gắt.

2 Phân tích đối thủ trong kế toán đối thủ cạnh tranh / Nguyễn Thị Minh Giang // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 170-174 .- 657

Bài viết nhằm đưa ra các phân tích và nhận diện về đối thủ cạnh tranh, làm cơ sở cho việc thực hiện kế toán đối thủ cạnh tranh trong DN.

3 Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định - Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo các biến / Lê Thị Thanh Mỹ, Hà Thị Hằng, Văn Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 161-169 .- 657

Mục tiêu của bài viết nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo các biến về ảnh hưởng của KSNB đến HQKD của các DN sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu và xem xét dựa trên lý thuyết nền, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo cho các biến trong nghiên cứu.

4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam / Dương Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Hồng Sương // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 156-160 .- 657

Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nền liên quan, nhằm giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo, gồm: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng lực người dạy, năng lực người học và sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài.

5 Biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vungtau logistics giai đoạn 2021 - 2023 / Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Anh Thư // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 152-155 .- 657

Chỉ khi DN kinh doanh có hiệu quả mới có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), trang trải các chi phí đã bỏ ra và nộp đủ thuế cho Nhà nước. Năng suất - chất lượng – hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi DN, là động lực để DN đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó, trong nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được thì hầu hết các DN hay một tổ chức kinh doanh nào đó phải có lợi nhuận.

6 Nghiên cứu vai trò trung gian của động lực làm việc trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hiệu quả công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam / Mai Thị Lệ Huyền, Đỗ Huyền Trang, Nguyễn Trà Ngọc Vy, Lương Thị Thúy Diễm // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 144-151 .- 657

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Đặc biệt, trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 doanh nghiệp (DN) cần hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV), thay vì chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Trên thế giới, đã có một vài nghiên cứu về tác động của CSR đến động lực làm việc (ĐLLV) và tác động của ĐLLV đến hiệu quả công việc (HQCV) của nhân viên.

7 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam / Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vũ Thị Kim Ngân, Trần Thị Tú, Nghiêm Thuỳ Dương // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 137-143 .- 657

Công bố thông tin (CBTT) trách nhiệm xã hội (TNXH) đã trở thành một xu hướng bắt buộc để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng, tại Việt Nam, thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập liên quan đến CBTT TNXH của các doanh nghiệp (DN). Trong đó, cần xác định được những yếu tố đang thúc đẩy hoặc kìm hãm đến CBTT của các DN. Từ những lý thuyết nền có liên quan và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu CBTT TNXH của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) Việt Nam.

8 Bàn về vai trò của trách nhiệm lãnh đạo, năng lực kế toán và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh / Lê Thị Xuân Oanh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 132-136 .- 657

Dựa trên lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết dự phòng, nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm và xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DN tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: trách nhiệm lãnh đạo (TNLĐ), năng lực kế toán và TNXH DN. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết bởi một nghiên cứu khác trong tương lai, có thể sẽ đem lại những hàm ý quản trị hữu ích trong việc nâng cao chất lượng BCTC cho các DN tại TP. Hồ Chí Minh.

9 Thực trạng việc phát triển các kỹ năng liên ngành cho sinh viên tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang / Trịnh Thị Hợp // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 127-131 .- 657

Trình bày thực trạng việc phát triển các kỹ năng liên ngành cho SV tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT - QTKD), Trường Đại học An Giang (ĐH An Giang). Bài viết nhằm lan toả để nhiều SV biết tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng mềm và các kỹ năng liên ngành, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

10 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học môn kế toán tài chính của sinh viên chuyên ngành kế toán / Lê Hoàng Phương, Trần Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Lâm Thảo Vy, Nguyễn Thiện Danh, Phạm Thị Thảo, Lường Thị Thảo, Võ Đại Đan // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 115-126 .- 657

Kết quả, có 6 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập (cơ sở vật chất, sự tham gia của lớp học, phương pháp học tập, khả năng tự học, phương pháp dạy học, gia đình và xã hội). Đồng thời, nghiên cứu đưa ra những đề xuất và giải pháp, nhằm giúp các bên liên quan như nhà trường, khoa chủ quản, giảng viên, phụ huynh, sinh viên và các ngành liên quan, có cơ sở để xây dựng chính sách phát triển chất lượng đào tạo và cải thiện hiệu quả học tập. Đảm bảo phù hợp với xu hướng của thời đại, đáp ứng nhu cầu nguồn lực của xã hội và góp phần kiến thiết đất nước.