CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1 Văn hóa liêm chính - liều “kháng sinh” đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực / Nguyễn Quang Bình // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 148-154 .- 306

Làm rõ văn hóa liêm chính trong xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Văn hóa liêm chính là nền tảng để xây dựng ý thức và thực hành liêm chính của cán bộ, đảng viên; là gốc rễ để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; là liều “kháng sinh” đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng, tác giả đề xuất một số biện pháp chính nhằm tiếp tục xây dựng và thực thi văn hóa liêm chính góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

2 An ninh hàng hải trong chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ / Phạm Thủy Nguyên // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 177-183 .- 327

Bài viết thông qua các chính sách và tài liệu của chính phủ Ấn Độ cùng các nhà nghiên cứu quốc tế, làm rõ quan tâm về an ninh hàng hải của Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh và kinh tế; cũng như chiến lược hàng hải của nước trong chính sách “Hành động hướng Đông”.

3 Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm trong quân đội hiện nay / Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Khắc Duy, Dương Văn Tùng, Nguyễn Đình Nhàn // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 89-96 .- 306

Làm rõ vai trò của việc xây dựng môi trường văn hóa sư phạm trong quân đội. Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm trong quân đội tác động trực tiếp và trọng yếu tới phát huy giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, tạo nền tảng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”.

4 Các nhân tố tác động đến cục diện khu vực Trung Đông hiện nay / Đinh Công Hoàng, Đỗ Đức Hiệp // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 40 – 47 .- 327

Với vị trí địa - chiến lược trọng yếu cùng nguồn tài nguyên phong phú, Trung Động từ lâu đã trở thành một trong những địa bàn xung đột và tranh giành ảnh hưởng “nóng” nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới trong thời gian qua đã tác động không nhỏ tới cục diện chính trị - an ninh Trung Đông, báo hiệu một tương lai đầy bất ổn đối với khu vực có nhiều biến động phức tạp và khó lường nhất trên thế giới hiện nay. Bài viết tập trung phân tích ba nội dung: 1) Những đặc điểm của khu vực Trung Đông sau chiến tranh lạnh đến trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022; 2) Các nhân tố tác động đến cục diện khu vực Trung Đông hiện nay; 3) Triển vọng cục diện khu vực Trung Đông trong tương lai.

5 Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA) và một số lĩnh vực kinh tế tuần hoàn nổi bật ở châu Phi hiện nay / Nguyễn Thị Hằng, Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 29 – 38 .- 327

Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn và việc thành lập Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA). Bài viết cũng bàn về năm lĩnh vực kinh tế tuần hoàn quan trọng với những mô hình đã, đang và sẽ triển khai ở các quốc gia châu Phi, cụ thể: bảo đảm an ninh lương thực; tái chế rác thải nhựa; Tái chế rác thải điện tử; kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang và dệt may; xây dựng cơ sở hạ tầng với lượng khí thải thấp. Muốn thực hiện tốt những lĩnh vực kinh tế tuần hoàn kể trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên có liên quan. Bài viết đồng thời tìm hiểu về các giải pháp tuần hoàn được các nước châu Phi sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu hành động quan trọng về khí hậu và các тис tiêu phát triển bền vững.

6 Tình hình ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ ở một số nước châu Phi / Vũ Thị Thanh, Lê Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 48 – 56 .- 327

Châu Phi là châu lục đa dạng về sắc tộc, văn hoá và ngôn ngữ. Có khoảng hơn 2.500 ngôn ngữ riêng biệt được sử dụng ở châu Phi. Sự đa dạng ngôn ngữ ở châu lục này không chỉ xuất hiện theo địa giới mà ngay trong mỗi con người châu Phi. Tuy nhiên, tất cả các ngôn ngữ bản địa châu Phi đều phải cạnh tranh với một vài ngôn ngữ thuộc địa (tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha). Sự cạnh tranh này không chỉ cản trở việc sử dụng ngôn ngữ bản địa của người châu Phi trong kỷ nguyên kỹ thuật số mà còn dẫn đến việc loại trừ rất nhiều người châu Phi không thông thạo ngôn ngữ thuộc địa. Đây cũng là những ngôn ngữ được rất nhiều quốc gia châu Phi sử dụng trên các phương tiện truyền thông, trong chính trị - ngoại giao, trong giáo dục đào tạo, thậm chí được dùng làm ngôn ngữ chính thức quốc gia... Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với những tài liệu sẵn có để nghiên cứu tình hình ngôn ngữ ở một số nước châu Phi, thông qua tìm hiểu về thực trạng ngôn ngữ ở một số quốc gia châu Phi điển hình, từ đó chỉ ra những nguyên nhẫn dẫn đến sự đa dạng ngôn ngữ và nhận định về vị thế của ngôn ngữ bản địa châu Phi.

7 Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông – 20 năm một chặng đường xây dựng và phát triển / Lê Phước Minh, Phạm Thị Kim Huế // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 3 – 10 .- 327

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (LAMES) được thành lập theo Nghị định số 26/CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đã trở thành một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu về châu Phi và Trung Đông của Việt Nam, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiểu biết về châu Phi và Trung Đông, tư vấn chính sách và đào tạo để tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi – Trung Đông và cộng đồng quốc tế. Trong đó, không thể không kể đến mảng hoạt động hợp tác quốc tế của Viện đã và đang góp phần không nhỏ vào thành tựu của Viện. Vậy hoạt động hợp tác quốc tế của Viện diễn biến ra sao? gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và triển vọng như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết sau đây dựa vào việc tổng hợp, phân tích, đánh giá những dữ liệu thực tế về hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông trong suốt 20 năm qua.

8 Động thái mới của châu Phi và Trung Đông trong cạnh tranh nước lớn: khởi đầu một thời kỳ bất ổn mới? / Lê Kim Sa // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 11 – 19 .- 327

Cạnh tranh của các nước lớn đã từng được định hình với sự tích hợp các nỗ lực quân sự, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Tuy nhiên, tại Châu Phi và Trung Đông, những động thấy mới gần đây cho thấy điều này đang có những thay đổi đáng kể. Ở châu Phi, các quốc gia hậu thuộc địa vẫn chưa quên quá khứ đang ngày càng đảm nhận vị trí là một trong những cực chính của trật tự đa cực quốc tế. Từ lâu là đấu trường trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc, Trung Đông có thể đại diện cho một điều gì đó mới mẻ. Kể từ sau Mùa xuân Arab, Trung Đông trải qua sự thay đổi chính trị đáng kể, và khi Mỹ giảm dần sự quan tâm của mình đối với khu vực này, “khoảng trống quyền lực” đã xuất hiện. Các quốc gia khác đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do phương Tây rút khỏi khu vực. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viết tập trung phân tích vào những động thái mới tại khu vực Châu Phi và Trung Đông, để từ đó đánh giá triển vọng khu vực và thế giới.

9 Hai mươi năm nghiên cứu châu Phi và Trung Đông / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 20 – 28 .- 327

Bài viết là cảm xúc và tình yêu, là niềm tin và tư tưởng của cá nhân trong 20 năm nghiên cứu châu Phi - Trung Đông. Nghiên cứu châu Phi - Trung Đông sẽ tiếp tục và hội nhập vào khu vực rộng lớn hơn với cánh cửa mới mở ra một chân trời mới.

10 Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” trong tư duy đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới / Trần Chí Trung // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 47 - 70 .- 327

Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” là một trong những đột phá quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đề ra chính thức từ Đại hội X (năm 2006), thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Bài viết làm rõ nguồn gốc của chủ trương đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu thông qua phân tích quá trình phát triển tư duy đổi ngoại của Đảng từ thời kỳ đầu Đổi mới. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn triển khai chủ trương này và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.