CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1 Mô phỏng số ứng xử của tấm bê tông dưới tác động của tia nước tốc độ cao / Nguyễn Xuân Bàng, Mai Viết Chinh, Phạm Đức Tiệp, Nguyễn Hoàng Long // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 12-19 .- 690

Bài báo sử dụng phương pháp mô phỏng số với kỹ thuật Eulerian-Lagrangian kết hợp để phân tích ứng xử của tấm bê tông dưới tác động của tia nước tốc độ cao, tập trung vào phân bố áp suất tại vùng va chạm và đặc tính biến dạng của bê tông dưới các vận tốc tia nước từ 100 m/s - 1000 m/s.

2 Mô đun đàn hồi của bê tông / Phạm Phú Tình, Nguyễn Thị Ngọc Loan // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 20-27 .- 690

Bài báo tổng hợp, phân tích và bình luận về mô đun đàn hồi của bê tông Ec được xác định theo một số tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông trên thế giới. Trị số của Ec theo TCVN 5574:2018 bằng khoảng 1,42 lần trị số của Ec theo tiêu chuẩn Mỹ, Canada, Nhật Bản, New Zealand. Khi Ec nhạy cảm với các đại lượng tính toán hoặc khi các điều kiện thiết kế đạt giới hạn, thì nên chỉ định hoặc xác định Ec bằng thực nghiệm.

3 Xác định khả năng chịu lực của khung thép tiền chế một tầng trong điều kiện chịu lửa theo phương pháp lý thuyết và mô phỏng số / Phạm Thị Ngọc Thu, Nguyễn Trần Hiếu // .- 2025 .- Quý 1 .- Tr. 28-35 .- 624

Giới thiệu cách xác định khả năng chịu lực của cấu kiện dầm, cột thép trong khung bằng phương pháp tính đơn giản hóa theo EN 1993-1-2 và phương pháp mô phỏng số sử dụng phần mềm mô phỏng IDEA StatiCa. Một ví dụ số được thực hiện áp dụng cho các trường hợp bọc bảo vệ khác nhau để so sánh thời gian và giá trị nhiệt độ thu được theo hai phương pháp trên.

4 Ảnh hưởng của các tham số đến độ cứng xoay của liên kết mặt bích giữa dầm và bản bụng cột / Vũ Quốc Anh, Nguyễn Trần Hiếu // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 36-44 .- 624

Trrình bày về mô hình phân tích độ cứng nút khung bằng CBFEM và đánh giá mức độ tin cậy của mô hình CBFEM thông qua so sánh với kết quả mô phỏng và kết quả thu được từ một thí nghiệm sưu tầm từ tài liệu tham khảo. So sánh cho thấy mô hình CBFEM có khả năng dự đoán tương đối chính xác độ cứng xoay của liên kết mặt bích giữa dầm và bản bụng cột. Triển khai một nghiên cứu tham số nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như: cấu tạo liên kết, chiều dày mặt bích, đường kính và cấp độ bền bu lông tới độ cứng xoay của nút.

5 Ứng dụng thuật toán RDMO trong thiết kế đa mục tiêu của giàn thép / Trần Trung Hiếu, Trương Việt Hùng // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 45-52 .- 624

Giới thiệu một phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu cho kết cấu giàn thép phẳng, ứng dụng thuật toán RDMO – sự kết hợp giữa thuật toán Rao-1 và phương pháp tiến hóa vi phân (DE).

6 Mô phỏng số ảnh hưởng của vật liệu kỹ thuật gốc xi măng (ECC) lên ứng xử chịu uốn của dầm bê tông cốt thép / Nguyễn Công Luyến, Nguyễn Hồng Ân, Nguyễn Tấn Khoa // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 53-61 .- 690

Bằng cách xây dựng mô hình số và sau đó kiểm chứng mô hình số với kết quả thí nghiệm, tác giả phân tích ảnh hưởng của vật liệu ECC và ảnh hưởng của các lớp vật liệu khác nhau lên ứng xử chịu uốn của dầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng ECC để thay thế bê tông trong dầm chịu uốn giúp tăng khả năng chịu lực của dầm. Tuy nhiên tính dẻo của dầm dùng ECC thấp hơn so với dầm bê tông.

7 Nghiên cứu mô phỏng số đánh giá khả năng chịu lực của bản sàn bê tông cốt thép loại dầm được gia cường lớp bê tông siêu tính năng UHPC / Lê Hoàng Long, Nguyễn Văn Tú, Mai Viết Chinh // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 62-72 .- 690

Nghiên cứu hiện tại đánh giá khả năng chịu lực của bản sàn bê tông cốt thép thường được gia cường bằng lớp bê tông siêu tính năng (UHPC). Các mô phỏng số được sử dụng để xác định khả năng chịu tải lớn nhất, sự hình thành và phát triển của vết nứt trong kết cấu bản sàn được gia cường. Mô hình số được kiểm chứng thông qua việc so sánh với kết quả từ thực nghiệm. Các phân tích tham số mở rộng được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chiều dày lớp gia cường UHPC, hàm lượng cốt thép dọc trong vùng chịu kéo đến khả năng chịu lực của bản sàn liên hợp.

8 Xác định hệ số độ tin cậy về tải trọng gió trong TCVN 2737:2023 / Vũ Thành Trung, Đỗ Văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Huy, Trương Quang Vinh // .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 73-78 .- 690

Phân tích cơ sở khoa học và phương pháp xác định hệ số độ tin cậy của tải trọng gió sử dụng trong TCVN 2737:2023, góp phần làm rõ vai trò của hệ số này trong thiết kế kết cấu xây dựng.

9 Nghiên cứu thử nghiệm thiết bị cảnh báo nguy hiểm ứng dụng xử lý ảnh trên thiết bị biên KIT rasberry Pi / Trần Quốc Thịnh, Võ Quang Sơn, Hồ Thành Trung // Giao thông vận tải .- 2025 .- Tr. 92 - 95 .- 624

Trong những năm gần đây, xử lý ảnh cũng như bài toán nhận dạng có vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng thực tế, như các bài toán về an ninh, giám sát, các phương tiện tự hành, nhận dạng đối tượng... Mặt khác, sự phổ biến và hiệu quả của KIT Raspberry Pi - là một máy tính nhúng nhỏ gọn, chạy hệ điều hành mở, trang bị bộ xử lý mạnh mẽ cho phép ứng dụng nó trong các bài toán xử lý ảnh. Bài báo đề xuất thử nghiệm thiết bị cảnh báo nguy hiểm sử dụng KIT Raspberry Pi cho phép bảo đảm an toàn các khu vực như: Đường ray tàu hỏa, công trường…

10 Nghiên cứu định hướng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ giao cắt đường sắt trên khổ đường 1.000 mm / Phạm Quang Anh(1), Lê Công Thành // Giao thông vận tải .- 2025 .- Tr. 88 - 91 .- 624

Bài báo trình bày sự cần thiết và các bước xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho bộ giao cắt đường sắt khổ 1.000 mm tại Việt Nam. Bài báo giới thiệu các tiêu chuẩn ghi và giao cắt của một số quốc gia, phân tích tình hình đường sắt Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hóa bộ giao cắt khổ 1.000 mm để nâng cao an toàn và hiệu quả khai thác, bảo trì.