CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
5261 Các nước trên thế giới với việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và kinh nghiệm cho Việt Nam / Cung Thị Tuyết Mai, Nguyễn Quốc Toàn, Dương Thị Thanh Hậu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 50-52 .- 330

Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Cần định hướng xây dựng nền kinh tế theo xu hướng tiên tiến để giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo ra cơ hội việc làm và đầu tư mới, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng. Theo đó, kinh tế tuần hoàn là giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với điều kiện các nguồn tài nguyên hạn chế và đang dần cạn kiệt, môi trường đang bị suy thoái. Bài viết khái quát về nội hàm nền kinh tế tuần hoàn, lược khảo kinh nghiệm của các nước về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, từ đó chọn lọc một số bài học tham khảo có giá trị đối vói việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

5262 Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy nghiên cứu khoa học hướng tới mô hình đại học đổi mói sáng tạo trong các trường đại học ở Việt Nam / Nguyễn Lan Phương, Trần Thị Hoa Thơm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 59-61 .- 658

Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, các trường đại học đã có những đầu tư mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học nhằm hướng tới những sản phẩm, những công bố có chất lượng cao nhằm nâng cao thương hiệu của nhà trường cũng như góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu khoa học hướng tới mô hình đại học đổi mới sáng tạo trong các trường đại học của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi cần có những cơ chế, chính sách tài chính tốt, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia trong các trường đại học.

5263 Thay đổi : phương thức tồn tại của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Thị Khuyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 56-58 .- 658

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nếu không thay đổi và có chiến lược quản lý sự thay đổi sẽ đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bài viết tập trung làm rõ bản chất và sự cần thiết của sự thay đổi của doanh nghiệp trong bối cánh hiện nay.

5264 Truyền thông marketing xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo CTWELL giai đoạn Covid-19 / Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Thị Lộ Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 62-65 .- 658

Thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam đạt được kết quả khả quan, bốn năm liên tiếp gần đây vượt mức 120.000 lao động/năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường XKLĐ có sự sụt giảm rõ rệt, nguy cơ không đạt chỉ tiêu đề ra năm 2020. Truyền thông marketing (MC) là công cụ rất hữu hiệu trong giao tiếp và tương tác với khách hàng giúp công ty thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Hoạt động MC phải bắt đầu từ việc hiểu rõ bối cảnh hiện tại, nhận diện được mục tiêu và chiến lược của công ty rồi triển khai các công cụ để đạt được mục tiêu MC đã đề ra. Bài viết nhằm trao đổi một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của MC XKLĐ tại công ty CTWELL, qua đó giúp các công ty XKLĐ nói chung có thể nâng cao hiệu quả MC của mình.

5265 Quyết định đấu thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình tại Hà nội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Hà Sơn Tùng, Trần Mạnh Linh, Nguyễn Bá Đông // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 66-68 .- 332.63

Dưới tác động của đại dịch Covid, nhiều ngành kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành xây dựng, dù ít chịu ảnh hưởng hơn những ngành khác nhưng không trách khỏi “vòng xoáy” này. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu đã chi ra quyết định đấu thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của các doanh nghiệp tại Hà nội chịu sự tác động của khó khăn do giãn cách xã hội và lo lắng về việc thanh toán của chủ đầu tư và nguồn nhân lực không ổn định. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một sô giải pháp về tăng cường hình thức đấu thầu qua mạng và tăng cường các hình thức hỗ trợ từ phía Chính phủ.

5266 Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển và thu hút đầu tư tư nhân ở Đắk Lắk / Nguyễn Văn Đạt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 69-71 .- 332.63

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tính Gia Lai, theo Quốc lộ 14 sẽ dẫn đến Khu công nghiệp Dung Quất, đi theo Quốc lộ 14 về phía Nam là tới Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đi theo Quốc lộ 26 về phía Nam sẽ dẫn đến Nha Trang - trung tâm du lịch lớn nhất cả nước với hệ thống cảng biển giao thương thuận lợi với nước ngoài; phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia. Bên cạnh mạng lưới giao thông đường bộ thuận tiện, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là đầu mối giao thương quan trọng, kết nối với các trung tâm kinh tế của đất nước. Với tìềm năng như vậy cần phải làm gì để phát triển và thu hút đầu tư tư nhân nhằm góp phần xây dựng Đắk Lắk để biến Buôn Ma Thuột thành Thành phố đô thị thông minh của Vùng Tây Nguyên.

5267 Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch Covid-19 / Thái Thị Thái Nguyên, Vũ Thị Quỳnh Chi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 75-76 .- 658

Cùng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế của các cường quốc kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN NW) gánh chịu những thiệt hại và áp lực của khủng hoảng kinh tế trước và sau đại dịch. Cùng vói đó, còn ảnh hưởng đến tổng mức bán lẻ hàng hóa. doanh thu dịch vụ tiêu dùng với con số hiện hữu xuất hiện lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ là số lượng DN rút khỏi thị trường lớn hơn số lượng DN đăng ký thành lập mới. Do vậy, bài viết qua việc tìm hiểu thực trạng các DN NW hiện nay, nghiên cứu kinh nghiêm của một số quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp. Từ đó, giúp các DN NW có thể tùng bước duy trì, phát triển ổn định vuợt qua đại dịch.

5268 Xuất khẩu da giày sang thị trường châu Âu : Thực trạng và giải pháp / Phạm Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 83-85 .- 658

Liên minh châu Âu (EU) hiện là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Các mặtt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này gồm hàng dệt may, da giày. Cơ hội đang tiếp tục mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu da giày nói riêng khi mới đây, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định tự do thương mại (EVFTA). Hiệp định mới này được kỳ vọng sẽ củng cố cho sự phát triển của ngành xuất khẩu da giày Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, hoạt động xuất khẩu da giày cùa Việt Nam sang thị trường này cũng sẽ có nhiều thách thức, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của DN da giầy Việt Nam trong thời gian tới.

5269 Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam và hướng giải pháp / Phạm Tuấn Hòa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 89-91 .- 658

Dịch Covid-19 trên thế giới đang có những diễn biến ngày càng phức tạp. khó lường, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đó: làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh, gây mất việc làm, thất nghiệp tăng, bạo lực gia đình nhiều hơn,... Tình hình đó đòi hỏi cả nước vừa phải tập trung ưu tiên chống dịch, vừa phải có các biện pháp trước mắt và lâu dài để giảm tiểu tác động của dịch bệnh, sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.

5270 Vận dụng một số phưong pháp thống kê để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Kim Oanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 98-100 .- 658

Ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNW) hiện nay giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 97% tổng số DN cả nước. Các DN này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 45% GDP hàng năm. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, cùng với xu hướng tầng của các DN mới thành lập thì số lượng DN bị ngừng hoạt động, phá sản đang ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại cùa nhiều DNNW là quản lý sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn nghiên cứu này sử dụng một số phưong pháp thống kê như: phân tố, dãy số biến động theo thời gian, chỉ số... Từ đó, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả vốn của các DNNW.