CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1 Đối mới quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm nâng cao hiểu quả quản lý, sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2024 / Đàm Thị Mai Oanh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 21-24 .- 340

Một số vấn đề chung về đấu thầu dự án có sử dụng đất; Thực trạng các quy định pháp luật về đấu thầu dự án có sử dụng đất; Một số nội dung đối mới quy định về đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2024.

2 Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 / Phùng Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 25-28 .- 340

Phân tích những điểm mới về giải quyết tranh chấp đất đai; qua đó chỉ ra những nội dung cần tiếp tục làm rõ để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới.

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất theo giá đất thị trường ở Việt Nam hiện nay / Võ Thị Phương Lan // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 36-40 .- 340

Khái quát “giá đất thị trường” và thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất theo giá đất thị trường, cũng như việc ban hành và thực hiện quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất theo giá đất thị trường ở Việt Nam.

4 Một số nội dung sửa đổi, bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2024 và giải pháp triển khai thực hiện / Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Duy Quang // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 41-43, 59 .- 340

Nghiên cứu, tìm hiểu những sửa đổi, bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2024 và đề xuất một số giải pháp triển khai thực hiện.

5 Đánh thuế đất đô thị bỏ trống : kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Hoàng Thị Thúy Nguyệt // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 47-49 .- 340

Cung cấp một góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế đối với đất đô thị bỏ trống, hay còn gọi là thuế đất trống . Đây là loại thuế chủ yếu do chính quyền địa phương ban hành, với mục đích tạo thêm nguồn thu cho chính quyền thành phố và chống đầu cơ, nhất là đối với các nước đang phát triển.

6 Hiến pháp và luật tư: Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Quân, TS Đỗ Giang Nam, PGS-TS Bùi Tiến Đạt // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 87 – 100 .- 340

Mối quan hệ giữa luật tư và Hiến pháp ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ nét nhất qua xu hướng hiến pháp pháp hóa luật tư. Xu hướng này được hình thành và bén rễ ở châu Âu và dần phổ bién sang các khu vực khác. Bài viết phân tích thực tiễn hiến pháp hóa luật tư tại một số quốc gia châu Âu thông qua giới thiệu một số án lệ điển hình, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở về mối quan hệ giữa Hiến pháp và luật tư tại Việt Nam.

7 Thực hiện bảo đảm an ninh môi trường theo Nghị Quyết Đại hội XIII / Trần Ngọc Ngoạn // .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 3-12 .- 340.02

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bài báo khuyến nghị một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện bảo đảm an ninh môi trường của nước ta trong thời gian tới.

8 Hiệp định thực thi Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - Một bước tiến mới của luật biển Quốc tế / Lê Thị Xuân Phương, Trần Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 1 (173) - Tháng 1 .- Tr. 104 – 114 .- 340

Cộng đồng quốc tế đang chào đón một văn kiện pháp lý quốc tế đa phương mới điều chỉnh các nguồn lợi sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia ven biển; trong đó, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và chủ động từ những ngày đầu soạn thảo và thương lượng. Bài viết này giới thiệu một cách tổng quan quá trình soạn thảo và tóm lược những nội dung chính của Hiệp định, làm rõ vai trò tích cực chủ động của Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng điều ước này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định này.

9 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 10 – 21 .- 340

Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở pháp lý tối cao cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trên cơ sở so sánh với chuẩn mực quốc tế về quyền con người, tham khảo Hiến pháp một số nước, bài viết đề xuất hoàn thiện quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

10 Thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Phạm Thị Phương Thảo (A), Trương Thị Minh Thùy, Nguyễn Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 31 – 41 .- 340

Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như thực tiễn thực hiện các thẩm quyền này trong thời gian vừa qua. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.