CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
1 Thuật ngữ chỉ màu sắc “trắng” trong tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận ngôn ngữ / Lê Thị Thu Hoài // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 3-13 .- 400

Nghiên cứu về các ý nghĩa liên quan đến thuật ngữ chỉ màu “trắng” để chỉ ra cách thuật ngữ màu này mở rộng chức năng ngữ nghĩa của nó từ nghĩa gốc sang nghĩa hiện tại thông qua các cơ chế hoán dụ, ẩn dụ ý niệm và suy luận ngữ dụng. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ quan điểm của Wierzbicka rằng ý nghĩa màu sắc đã phát triển dựa trên một số kinh nghiệm phổ quát của con người.

2 Xác lập khái niệm câu đặc biệt trong cú pháp tiếng Việt / Trịnh Quỳnh Đông Nghi // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 14-20 .- 400

Xuất phát từ việc phân tích các công trình nghiên cứu về câu đặc biệt trên thế giới và ở Việt Nam, quy chiếu với lý luận chung về câu, bài viết này đề xuất khái niệm câu đặc biệt với kì vọng xác lập cương vị độc lập của đơn vị cú pháp này trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, từ đó phân biệt với các đơn vị khác cấp độ hoặc tương đương cấp độ nhưng không được chấp nhận (như hiện tượng tính lược hoặc câu sai ngữ pháp).

3 Sự phát triển nghĩa của từ chỉ màu đen trong tiếng Việt (Quan khảo sát một số cuốn từ điển giải thích tiếng Việt) / Trịnh Thị Thu Hiền // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 59-67 .- 400

Phân tích nghĩa gốc, các nghĩa phái sinh và nghĩa biểu trưng cử từ chỉ màu sắc cơ sở đen trong 07 cuốn từ điển tiếng Việt qua các giai đoạn để từ đó tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa, sự phát triển nghĩa của từ này trong từ điển tiếng Việt nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.

4 Những kết hợp đặc biệt trong cụm từ chính phụ tiếng Việt / Trần Kim Phượng // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 14-21 .- 400

Phân tích và bàn tới những kết hợp đặc biệt những ngoại lệ: Định từ và số từ chuyên phụ cho danh từ lại đi với động từ/ tính từ; Phó từ chuyên phụ cho động từ/ tính từ lại đi với danh từ. Câu hỏi đặt ra là các kết hợp trái quy tắc đó có làm thay đổi bản chất từ loại từ không? Cần phải lí giải chúng như thế nào?.

5 Ngữ nghĩa – ngữ pháp của từ lòng trong tiếng Việt / Vũ Ngọc Hoa // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 39-43 .- 400

Về phương diện nghĩa, lòng là một từ nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm. Lòng biểu trưng cho tình cảm, ý chí của con người và thể hiện đặc trưng văn hóa – dân tộc Việt. Các nét nghĩa khác nhau trong cấu trúc biểu niệm của từ lòng quy định cách thức kết hợp nó với các từ khác trong câu. Chức vụ khá phổ biến của từ lòng trong câu là chức vụ chủ ngữ và bổ ngữ.

6 Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt / Lê Thị Cẩm Vân // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 44-50 .- 400

Trên cơ sở cứ liệu ngôn ngữ, bài viết phân tích đặc điểm của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt. Trong quá trình phân tích, tác giả có liên hệ, đối chiếu tiếng Việt với ngôn ngữ khác để làm nổi bật đặc điểm của tiếng Việt.

7 Đặc điểm cú pháp của các thành phần trong kết cấu gây khiến với làm trong tiếng Việt / Đỗ Thị Phương Thúy // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 51-59 .- 400

Nghiên cứu về đặc điểm cú pháp của các kết cấu gây khiến có động từ make. Cụ thể đặc điểm hình thái cú pháp của các thành phần trong kết cấu gây khiến như khiến thể, vị từ gây khiến “make”, “bị” khiến thể, vị từ kết quả sẽ được phân tích và làm rõ.

8 Sự tiếp thu hành động hướng ở kết cấu vận động chứa động từ đi trong tiếng Việt của sinh viên Hàn Quốc / Chu Phong Lan, Phan Trang // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 70-76 .- 400

Phân tích và đưa ra những kết quả ban đầu về quá trình tiếp thu kết cấu vận động chứa từ đi của sinh viên người Hàn, đồng thời chỉ ra quá trình đó chịu sự chi phối như thế nào của các yếu tố về loại hình học, kết cấu cú pháp.

9 Hành động hỏi để cầu khiến và những hành động đáp qua lời thoại nhân vật (trên tư liệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái) / Nguyễn Hải Long // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 10-18 .- 400

Tìm hiểu, nghiên cứu về hình thức, mục đích, ý nghĩa hàm ý của hành động hỏi để cầu khiến và những hành động đáp tương ứng. Hi vọng kết quả nghiên cứu này góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu về mặt lí thuyết của hành động ngôn từ.

10 Phân định các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài / Phạm Thùy Chi // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 28-35 .- 400

Trình bày về việc phân định các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái tiếng Việt vào các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Việc phân định các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái được định hướng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ thông dụng cao đến mức độ thông dụng thấp và mức độ lịch sự, tính nghi thức của từng phương tiện tình thái.