CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
51 Tiêu điểm và tiểu từ tiêu điểm tiếng Việt / Nguyễn Thùy Nương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 24 - 29 .- 400

Phân tích những vấn đề quan yếu xung quanh phạm trù tiêu điểm, các kết hợp với tiêu điểm, cấu hình tiêu điểm – tiểu từ, hay các tiểu từ trỏ tiêu điểm trong tiếng Việt.

52 Giảng dạy thì-thể tiếng Anh theo hướng tiếp cận tri nhận (trường hợp của hình thái hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và quá khứ đơn) / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 73 - 81 .- 400

Khảo sát giá trị thể của sự tình hay diễn trình dựa trên các khái niệm cơ bản của ngữ pháp tri nhận như cấu hình thời gian, sao chụp, góc nhìn và biện giải (construal).

53 Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong mối quan hệ kết trị với vị từ / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 46 – 58 .- 495.922 5

Nêu một số ý kiến trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ thêm vấn đề vị trí cơ bản (vị trí xuất phát, vị trí thuận) của trạng ngữ trong câu.

55 Hệ thống thành phần câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ / PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc, ThS. Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 9/2014 .- Tr. 45-63 .- 400

Xuất phát từ bình diện cú pháp (thuộc tính kết trị) của từ và từ mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) giữa các từ, đề xuất một số ý kiến trao đổi nhằm góp phần giải quyết triệt để hơn hai vấn đề tranh luận: Thành phần câu là gì? Danh sách các thành phần câu cùng những tiêu chí xác định chúng?

56 Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt / TS. Lê Kính Thắng // Ngôn ngữ .- 2013 .- Số 9 (292)/2013 .- Tr. 29-35. .- 400

Giới thiệu chung về cấu trúc tham tố, cấu trúc tham tố tính từ; Miêu tả cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt; Đưa ra một số nhận xét bước đầu về cấu trúc tham số của tính từ tiếng Việt và góp thêm một tiếng nói, chứng minh cho sự gần gũi giữa tính từ với động từ trong tiếng Việt – hai từ loại mà nhiều nhà Việt ngữ học xếp chung một nhóm gọi là vị từ.

57 Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp của câu tiếng Việt / PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr.1-6 .- 400

Trình bày mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin và hình thức của câu, thể hiện qua các biến thể cú pháp. Nội dung bài viết bao gồm hai phần: 1. Về khái niệm cấu trúc thông tin; 2. Vai trò của cấu trúc thông tin đối với biến thể cú pháp của câu.

58 Nghĩa biểu trưng của từ mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt / Nguyễn Quang Minh Triết // Khoa học xã hội, Số 02 (126)/2009 .- 2009 .- Tr. 50-57 .- 400

Khảo sát và phân tích nội dung ngữ nghĩa của một số khuôn vần mà có thể mang vào từ láy một cách đều đặn những nét nghĩa nhất định như: khuôn vần có âm chính là A, khuôn vần có âm chính Â, I, Ơ, U, khuôn vần kép có cặp nguyên âm Ê và A …