CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
11 Yếu tố thuật ngữ trong thuật ngữ tiếng Việt / Phạm Hùng Việt // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 10(384) .- Tr. 03-05 .- 400

Bài viết có nội dung chính: Yếu tố thuật ngữ - đơn vị cấu tạo thuật ngữ; Yếu tố thuật ngữ với việc dịch thuật ngữ từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác; Vị trí của hư từ trong việc xác định yếu tố thuật ngữ.

12 Đặc điểm lời giải thích khái niệm trong Bộ luật Hình sự ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Ly Na, Ngô Thị Thu Hương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 29-37 .- 400

Bài viết dựa vào đặc trưng của Bộ luật Hình sự nên đã lựa chọn độc lập Bộ luật Hình sự để phân tích lời giải thích khái niệm/ giải thích từ ngữ cho nghiên cứu mục đích mô tả, mô hình hóa lời giải thích trong Bộ luật Hình sự. Thông qua đó so sánh với các luật khác để tìm ra sự khác biệt, nét đặc trưng của lời giải thích khái niệm trong Bộ luật Hình sự.

13 Đặc điểm cấu tạo của tên gọi các chương trình truyền hình Việt Nam / Nguyễn Thị Uyên // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 71-80 .- 400

Bài viết phân tích, miêu tả và nhận xét các đặc điểm ngôn ngữ của tên gọi các chương trình truyền hình Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát các tên gọi của 3 kênh truyền hình VTV1, VTV2 và VTV3 trong những năm gần đây.

14 Về đặc điểm và xu hướng cấu tạo của một số chữ viết tắt ở một số chuyên ngành trong tiếng Việt hiện nay / Mai Xuân Huy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 15-23 .- 800

Khảo sát và nghiên cứu về các đặc điểm và xu hướng cấu tạo của những chữ viết tắt ở một số lĩnh vực chuyên ngành khá phổ biến như An ninh, Quân sự, Thể thao và Chứng khoán mà chưa nay chưa từng khảo sát, với hi vọng phát hiện được đôi điều mới mẻ ở lớp kí hiệu này. Tư liệu của bài viết được thu thập từ các báo chí, tài liệu chuyên ngành và các trang mạng liên quan.

15 Cương vị của bổ ngữ trong hệ thống thành phần câu nhìn từ quan điểm chức năng và tri nhận / Nguyễn Văn Hiệp // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 7(381) .- Tr. 03-15 .- 495.92

Bài viết sau khi nhìn lại những ý kiến khác biệt về cương vị của bổ ngữ trong thứ hạng hệ thống thành phần câu, bài viết tiếp tục biện minh cho cương vị của bổ ngữ, nhìn từ quan điểm của ngữ pháp chức năng và ngữ pháp tri nhận.

16 So sánh hệ thống âm vị đoạn tính giữa tiếng Việt và tiếng Khmer (Campuchia) / Nguyễn Thị Thoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 94-99 .- 400

Hệ thống âm vị của tiếng Việt và tiếng Khmer có nhiều âm giống nhau từ phụ âm đầu, nguyên âm chính đến các âm cuối. Bên cạnh đó, giữa hai ngôn ngữ cũng có nhiều âm vị khác biệt. Tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc gần gủi – cùng thuộc nhánh Môn – Khmer.

17 Đặc điểm lời khen về năng lực trong tiếng Hàn và tiếng Việt (với đối tượng là sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam) / Dương Mỹ Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 128-138 .- 400

Phân tích các khái niệm tiền đề về lời khen, hành động ngôn từ và hành động khen, phép lịch sự, ngôn ngữ và giới tính để xây dựng cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về lời khen. Phân tích đặc điểm lời khen về năng lực của sinh viên người Hàn, so sánh với lời khen về năng lực của sinh viên người Việt.

18 Phương thức cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Hoài Tâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 142-147 .- 400

Phân tích cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học, chỉ ra các phương thức cấu tạo từ ngữ tiếng lóng tiếng Việt như: Phương thức biến đổi hình thức ngữ âm, phương tiện hình thái học, phương tiện ngữ nghĩa. Phương thức biến đổi ngữ âm gồm các biện pháp: đọc chệch âm, hòa âm ...

19 Cơ sở nhận diện các thành phần trong cấu trúc thông tin của câu Tiếng Việt / Đoàn Tiến Lực // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Số 1(307) .- 400

Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết cấu trúc thông tin, chỉ ra hai cơ sở nhận diện thành phần trong cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt trong văn bản đơn thoại là ngữ cảnh và phương tiện từ ngữ đánh dấu.

20 Về một số đặc điểm của hư từ thì trong tiếng Việt (khảo sát trên cứ liệu tuyển tập Nam Cao) / Nguyễn Mạnh Tiến, Vương Lệ Linh Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 27-33 .- 400

Khảo sát đặc điểm của hư từ thì trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao về các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, bài viết chỉ ra hai cách dùng của hư từ thì: dùng riêng và dùng theo cặp.