CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
21 Cấu tạo tham thoại dẫn nhập trong phỏng vấn báo chí / Trần Anh Thư // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 38-47 .- 400

Nghiên cứu đến cấu trúc chức năng và quan hệ giữa các hành động trong hai thành phần nòng cốt và thành phần mở rộng kể trên của tham thoại dẫn nhập phỏng vấn báo chí.

22 Các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức của hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực / Bùi Đoan Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 48-53 .- 400

Nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực cũng như sự chi phối của nhân tố quyền lực đến hành động hỏi và hồi đáp hỏi.

23 Bàn thêm về ngữ nghĩa của trật tự thành phần câu Tiếng Việt / Dương Xuân Quang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 12-19 .- 400

Phân tích và bàn thêm về bình diện nội dung của sự sắp xếp vị trí các thành phần câu với ngữ liệu là tiếng Việt, trên cơ sở những nhận thức về ngữ nghĩa ngữ pháp.

24 Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ và cấu trúc gia lượng của Vị từ trong việc xác định ý nghĩa thể sự tình / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 3-11 .- 400

Trình bày sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ và cấu trúc gia lượng của Vị từ trong việc xác định ý nghĩa thể sự tình. Hai thuộc tính thể này là cơ sở xác lập ý nghĩa thể hoàn thành và không hoàn thành của sự tình.

25 Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + bộ phận cơ thể người” tiếng Việt / Trần Trung Hiếu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 42-53 .- 400

Trên cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận bài báo phân tích các ẩn dụ ý niệm trong các kết cấu “X+ bộ phận cơ thể người” tiếng Việt. Phân tích các ánh xạ ý niệm và mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm. Trên cơ sở đó, khái quát hóa các mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm hóa của dân tộc Việt.

26 So sánh câu đơn và câu đơn mở rộng trong tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Quang Minh Triết // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 27-32 .- 400

Nghiên cứu về loại câu đơn và mở rộng câu đơn, đồng thời so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa câu đơn tiếng Việt và tiếng Anh.

27 Về sự diễn giải ngữ pháp tiếng Việt trong Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị của J.L. Taberd / Trần Hương Thục // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 41-54 .- 895

Bài viết đề cập đến một vài vấn đề cụ thể trong diễn giải của Taberd về ngữ pháp tiếng Việt

28 Ý nghĩa biểu trưng của từ lòng trong ca từ các ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 / Nguyễn Thị Thúy Hà // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 135-147 .- 895

Bài viết phân tích ý nghĩa biểu trưng của từ lòng trong 175 bài hát cách mạng từ năm 1945 đến 1975. Ý nghĩa biểu trưng của từ lòng phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau như: thế giới tâm lý-tình cảm, ý chí, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử oai hùng và khốc liệt, gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp.

29 Đặc điểm lớp từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 87-92 .- 895

Bài viết nghiên cứu về đặc điểm lớ từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê, giúp chúng ta hiểu thêm về đặc điểm, cấu tạo tiếng Ê đê, và cách sử dụng ngôn ngữ của người Ê đê khi đặt tên cho các loài động vật liên quan đến cuộc sống của họ. Từ đó chúng ta hiểu hết văn hóa người Ê đê thông qua ngôn ngữ.

30 Đôi điều cần chú ý khi dịch câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh / Tô Minh Thanh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 03-22 .- 428

Bài viết có thể hỗ trợ người đọc diễn đạt những ý tương đương về ngữ nghĩa để chuyển dịch câu trần thuật tiếng Anh cơ bản và ngược lại.