CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
31 Sự biến đổi của formant nguyên âm đơn tiếng Việt qua các phương tiện thu âm khác nhau / Đinh Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 148-160 .- 895

Bài viết này tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của các phương tiện thu nhận tín hiệu tới formant nguyên âm tiếng Việt , tìm ra sự thay đổi và khác biệt của các forrmant qua các phương tiện thu âm khác nhau, đó là: bằng máy tính và bằng điện thoại.

32 Vai trò lịch sự của chủ ngữ trong tiếng Khmer Nam Bộ (Có so sánh với tiếng Việt) / Phan Thanh Bảo Trân // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 23-40 .- 895

Bài viết dựa vào bình diện ngữ pháp và ngữ dụng, phân tích tính lịch sự của chủ ngữ trong câu tiếng Khmer. Ngoài ra còn góp phần miêu tả rõ hơn chủ ngữ tiếng Khmer trong sự hành chức của ngôn ngữ, từ đó giúp cho việc dạy song ngữ Việt – Khmer được thuận lợi hơn.

33 Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc “bằng” trong tiếng Việt / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 10 - 17 .- 400

Bàn về vấn đề: “Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc bằng trong tiếng Việt, một quan hệ từ vốn chỉ được khái quát sơ lược trong các sách ngữ pháp mà chưa được xem xét kĩ lưỡng, chỉ ra những đặc điểm cụ thể trên bình diện kết học, nghĩa học theo đường hướng của ngữ pháp chức năng. Khai thác từ các tác phẩm văn học của một số nhà văn nổi tiếng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng.

34 Vai trò ẩn dụ ngữ âm trong Hồng Lâu Mộng / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 76 - 83 .- 400

Dựa vào quan điểm ẩn dụ tri nhận tiến hành phân tích một số ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu trong Hồng lâu mộng nhằm giúp đọc giả hiểu hơn về tác giả, tác phẩm, qua đó thấy được đặc trung tiêu biểu của tiếng Hán và vai trò đặc biệt của ẩn dụ ngữ âm trong vận dụng ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại.

35 Vương Hồng Sển và Tự vị tiếng Việt miền Nam – Nhìn từ văn hóa tộc người Nam Bộ / Nguyễn Trương Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 66 - 77 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Văn nghiệp Vương Hồng Sển và Tự vị Tiếng Việt miền Nam; 2. Cội nguồn, ngữ nghĩa và văn hóa tộc người Nam Bộ trong Tự vị Tiếng Việt miền Nam và 3. Kết luận.

36 Góp thêm ý kiến về ngữ vị từ và động ngữ Tiếng Việt / Vũ Đức Nghiêu // .- 2019 .- Số 4 (359) .- Tr. 27-42 .- 400

Tìm hiểu về động từ, tính từ hay vị từ làm thành tố trung tâm ngữ vị từ và động ngữ, ngữ vị từ và verb phrase.

37 Những lời nói có cấu trúc theo kiểu thành ngữ, tục ngữ của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội facebook hiện nay / Trần Nhật Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 73 - 78 .- 400

Khảo sát, phân tích những lời nói có cấu trúc theo kiểu thành ngữ, tục ngữ được đông đảo giới trẻ, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên Việt Nam sử dụng trên mạng xã hội Facebook hiện nay.

38 Chiến lược giảm thiểu đe dọa thể diện của hành động cầu khiến / Nguyễn Minh Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 79 - 88 .- 400

Phân tích một số chiến lược giảm thiểu đe dọa mà người nói có thể sử dụng khi tạo ra một phát ngôn cầu khiến dựa trên lí thuyết lịch sự của Kerbrat-Orecchioni, đặc biệt là về các hành động thỏa mãn thể diện (chủ yếu là các chiến lược lịch sự sữa chữa và lịch sự nâng cao giá trị).

39 Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị và một số nhận định hữu quan của J. L. Taberd / Trần Hương Thục // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 8 (351) .- Tr. 31 - 45 .- 400

Khảo sát miêu tả danh ngữ tiếng Việt thể hiện như thế nào trên hai nguồn ngữ liệu là các trích dẫn được đưa làm ví dụ trong diễn giải về ngữ pháp tiếng Việt và các mục từ là các cú đoạn trong bảng từ của Nam Việt Dương hiệp tự vị.

40 Cơ chế chuyển đổi chức năng của một số hư từ tiếng Việt / Đào Thanh Lan // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 9 (352) .- Tr. 3 - 10 .- 400

Trình bày tóm lược cách hiểu hư từ và sự phân định hư từ trong tiếng Việt giúp độc giả hiểu phần lí giải một cách thuận lợi.