CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2241 Đối chiếu phần A trong câu tồn tại giữa tiếng Hán và tiếng Việt / Hoàng Tố Nguyên, Vũ Kim Anh, Trần Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 65 - 69 .- 400

Nghiên cứu phần đầu của câu tồn tại (phần A), trong đó A là phần đầu của câu là danh từ hoặc cụm danh từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian.

2242 Vấn đề tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ: thực trạng và giải pháp (trường hợp sinh viên khoa Ngữ văn Trung Quốc) / Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Thị Quỳnh Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 79 - 86 .- 370

Tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp đối với việc tự học tín chỉ của sinh viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2243 Thuật ngữ tiếng Nhật từ góc nhìn văn tự / Lương Hải Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 87 - 93 .- 400

Giải quyết những vấn đề về hiện tượng đa văn tự, đầu tiên cần xác định nguồn gốc của thuật ngữ, tiếp theo tìm hiểu đặc điểm hình thái cú pháp ngữ nghĩa của thuật ngữ trong mỗi loại văn tự và cuối cùng là đề xuất những ứng dụng liên quan đến thuật ngữ trong dạy và học ngoại ngữ hay trong dịch thuật.

2244 Những biện pháp tu từ trong tiêu đề phim tiếng Anh và tiếng Việt / Hồ Thị Kiều Oanh, Ngô Thúy An // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 94 - 97 .- 400

Khảo sát một số biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong tiêu đề phim tiếng Anh, tiếng Việt, qua đó chỉ ra sự tương đồng cũng như khác biệt về tần số và tần suất xuất hiện giữa chúng trong các tiêu đề phim.

2245 Nhóm từ tiếng Anh thông tục dùng trong giao tiếp công việc / Phạm Thị Thu Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 98 - 103 .- 400

Tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng tiếng Anh thông tục trong các giao tiếp mang mục đích công việc, đã tiếng hành khảo sát 175 hội thoại tiếng Anh kinh doanh và đã tìm ra được 328 mẫu tiếng Anh thông tục hiện diện trong tất cả các loại từ loại của hai dạng thức từ và nhóm từ. Tuy số lượng tần suất xuất hiện của mỗi loại từ khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện chức năng ngôn ngữ nói là làm giải bớt tính quá trang trọng, tăng độ súc tích, biểu cảm, từ đó dẫn đến tăng khả năng giúp người nói có thể dễ dàng đạt đến mục tiêu giao tiếp.

2246 Khảo sát hệ thống kiêng húy qua tên làng xã xứ Kinh Bắc triều Nguyễn / Trần Kế Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 3 - 10 .- 400

Bổ sung một số trường hợp và loại hình kiêng húy được phản ánh qua sự thay đổi của tên gọi làng xã trấn Kinh Bắc.

2247 Ẩn dụ ngữ pháp qua hình thức danh hóa trong dịch thuật / Phạm Hữu Đức // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 11 - 14 .- 400

Đề cập đến ứng dụng của lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống trong dịch thuật ngôn ngữ.

2248 Bước đầu khảo sát khả năng cải biến của quán ngữ tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Đoàn Thị Thu Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 15 - 23 .- 400

Đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm hành vi cú pháp của quán ngữ tiếng Việt với mong muốn có những phát hiện mới, góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất của kiểu đơn vị vốn rất quen thuộc nhưng lại khó nắm bắt này.

2249 Tri thức nền - một trong những cơ sở tạo lập các biểu thức đồng sở chỉ trong tiếng Việt / Nguyễn Tú Quyên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 24 - 28 .- 400

Trong giao tiếp, một đối tượng có thể được quy chiếu bằng nhiều biểu thức đồng sở chỉ. Để các biểu thức đồng sở chỉ có thể thay thế lẫn nhau và người nghe hiểu được, khi tạo lập chúng, người nói phải dựa trên những cơ sở nhất định. Một trong những cơ sở đó là dựa vào tri thức nền của các đối tượng tham gia giao tiếp. Tri thức nền chi phối đến việc tạo lập các biểu thức đồng sở chỉ có thể là những hiểu biết chung của một nhóm đối tượng hoặc thậm chí là của hai người đang tham gia giao tiếp. Song dù là những tri thức nền chung hay riêng thì chúng luôn là cơ sở quan trọng mà người viết phải căn cứ vào đó để tạo lập các biểu thức đồng sở chỉ.

2250 Xây dựng mô hình dạy và học ngoại ngữ cho đối tượng đặc thù, chuyên biệt (trường hợp áp dụng cho lực lượng Bộ đội biên phòng) / Nguyễn Lân Trung, Vũ Hải Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 40 - 49 .- 400

Trình bày những nguyên lí cơ bản để xây dựng mô hình trong điều kiện Việt Nam, đề xuất cấu trúc và phương thức triển khai mô hình với các cấu phần cụ thể, hướng tới một giải pháp tổng thể có thể áp dụng rộng rãi cho các đối tượng và địa bàn khác.