CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2261 Một vài suy nghĩ về chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay / ThS. Vũ Tuyết Lan // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 11 - 18 .- 327

Đưa ra một số gợi ý đối với các chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số Việt Nam: cần hướng tới việc tạo dựng, phát triển môi trường bền vững để nuôi dưỡng, phát triển các giá trị văn hóa tộc người, bản sắc tộc người và ý thức trách nhiệm công dân thay vì chỉ tập trung vào việc đạt được những chỉ số giáo dục quốc dân.

2262 Quan hệ giữa một số nước lớn xung quanh vấn đề nhà nước Hồi giáo tự xưng IS / PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát, ThS. Trần Văn An // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 17-26 .- 327

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và đặc biệt là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại khu vực Trung Đông đã tác động mạnh đến quan hệ của các nước lớn có mặt tai đây. Bài viết tập trung phân tích một số cặp quan hệ quan trọng như: Nga – Mỹ, Nga – EU, Nga – Trung Quốc xung quanh cuộc chiến chống IS và chủ nghĩa khủng bố, chỉ ra tính chất cơ bản của mỗi cặp quan hệ thông qua việc nhận diện và đánh giá tính hợp tác và tính cạnh tranh, thậm chí đối đầu trong mỗi cặp quan hệ.

2263 Vị trí của Châu Phi trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc / ThS. Trần Hữu Đồng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 27-36 .- 327

Phân tích vị trí của các quốc gia ở Châu Phi trong tổng thể chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

2264 Phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập / Phạm Sỹ Tam // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 37-44 .- 327

Phân tích những lĩnh vực tiềm năng trong quan hệ hợp tác song phương, thực trạng quan hệ Việt Nam – Ai Cập thời gian qua và một số hàm ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

2265 Tác động từ sự thay đổi chính sách đối ngoại của Thỗ Nhĩ Kỳ đến Nga, Mỹ, EU tại Trung Đông / PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 07 (155) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những tác động từ sự thay đổi chính sách đối ngoại của Thỗ Nhĩ Kỳ đối với các nước đang gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Đông, bao gồm Mỹ, Nga và EU. Một số đánh giá mang tính kết luận cũng được đưa ra về tác động này.

2266 Yếu tố chuẩn mực trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / TS. Lê Lêna // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 9 (216) .- Tr. 28-38 .- 327

Bàn về khái niệm của chuẩn mực, cách phân loại chuẩn mực. Bài viết cũng sẽ trả lời câu hỏi tại sao một hiện tượng nghiên cứu như chuẩn mực trong một thời gian dài không thu hút được các nhà nghiên cứu mà giờ đây quay trở lại; đồng thời xem xét yếu tố nào quyết định nên sự tồn tại, phát triển và lan tỏa của chuẩn mực và chuẩn mực có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế.

2267 Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) của Trung Quốc tại Châu Âu: Thực tế và triển vọng / TS. Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 8 (215) .- Tr. 3-14 .- 327

Phân tích mục đích, thực tế triển khai BRI của Trung Quốc ở Châu Âu (chủ yếu thông qua góc độ quan hệ Trung Quốc – EU), đánh giá kết quả, tác động liên quan đối với Trung Quốc và EU, cũng như dự báo triển vọng thời gian tới.

2268 Chính sách đối ngoại và an ninh chung Châu Âu – Thực trạng và triển vọng dến năm 2025 / NCS. Mạc Như Quỳnh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 8 (215) .- Tr. 15-29 .- 327

Đánh giá những thành tựu, hạn chế của Chính sách Đối ngoại và an ninh chung Châu Âu từ năm 2009 đến nay, đưa ra dự báo triển vọng thực thi chính sách đến năm 2025.

2269 Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Nổ lực đúng cách sẽ dẫn đến thành công / GS. Trần Văn Đoàn // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8 (713) .- Tr. 14 – 17 .- 370

Trao đổi về cách tiếp cận của một số trường đại học lớn, qua đó gợi ý cho việc triển khai thực hiện mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam.

2270 Nâng cao năng lực quản lý KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học / Nguyễn Thị Hương Quỳnh, Phạm Thu Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8 (713) .- Tr.18 – 21 .- 370

Xem xét và đánh giá những vấn đề bất cập trong quản lý khoa học và công nghệ ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện động lực và chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, xứng đáng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.