CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
19641 Vai trò của khả năng hấp thụ công nghệ đến chuyển giao công nghệ trong khu vực chế tác Việt Nam / Nguyễn Thị Phương // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 31-40 .- 658.001

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của khả năng hấp thụ công nghệ và một số đặc điểm cấp độ doanh nghiệp và ngành công nghiệp tới giá trị chuyển giao công nghệ trong khu vực chế tác giai đoạn 2012-2016. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra ba điểm quan trọng. Thứ nhất, tổng giá trị chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp chế tác có xu hướng tăng từ 5,03 nghìn tỷ đồng năm 2012 lên 6,92 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng giá trị chuyển giao công nghệ trong cả giai đoạn là khoảng 11,3%. Thứ hai, giá trị chuyển giao công nghệ từ khách hàng của doanh nghiệp điều tra (hạ nguồn) gấp từ 2-3 lần giá trị chuyển giao công nghệ từ phía các nhà cung cấp (thượng nguồn). Thứ ba, nghiên cứu tìm thấy khả năng hấp thụ tốt công nghệ của doanh nghiệp làm tăng giá trị tiếp nhận chuyển giao công nghệ, trong khi đó tổng số bằng sáng chế tăng lên thể hiện năng suất nghiên cứu và phát triển (R&D) nội bộ cao sẽ làm giảm cầu về chuyển giao công nghệ khi các yếu tố khác không đổi.

19642 Sự độc lập của hội đồng quản trị, tập trung quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp / Lê Thị Phương Vy, Trần Hoàng Sơn // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 41-50 .- 658

Nghiên cứu kiểm tra tác động của tập trung quyền sở hữu đến mối quan hệ giữa hội đồng quản trị độc lập và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2017. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp hồi quy khác nhau OLS, FEM, REM, FGLS và GMM để kiểm soát vấn đề nội sinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tính độc lập của hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đặc biệt, tác động tích cực của sự độc lập của hội đồng quản trị độc lập đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tăng lên khi sự tập trung quyền sở hữu giảm xuống sau khi kiểm soát các yếu tố quyết định khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các kết quả này có ý nghĩa thống kê cao hơn ở những doanh nghiệp tư nhân kiểm soát so với doanh nghiệp nhà nước kiểm soát.

19643 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 51-62 .- 658

Nghiên cứu này thực hiện kết hợp phỏng vấn sâu với khảo sát 620 hộ nông dân trên cả nước nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm; (2) Quy mô sản xuất; (3) Tình trạng kinh tế; (4) Hiểu biết về thị trường giá cả; (5) điều kiện tự nhiên; (6) Cơ cấu sản xuất; (7) Lao động; (8) Các chính sách nhà nước về xây dựng hạ tầng, tín dụng, khuyến nông.

19644 Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ : trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thái Phán // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 63-71 .- 658

Phân tích mối liên hệ giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào, và tác động của sự liên kết đến các trang trại nuôi tôm. Nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn biến số ảnh hưởng đáng kể đến xác suất sử dụng liên kết của hộ nuôi tôm với nhà cung cấp đầu vào. Biến số có ảnh hưởng tích cực là quy mô trang trại, thành viên trong tổ chức nông dân và giới tính. Một biến có ảnh hưởng tiêu cực là tuổi. Năng suất trang trại và thu nhập ròng của hộ nuôi tôm sử dụng liên kết giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào cao hơn so với những hộ nuôi tôm không sử dụng liên kết. Nghiên cứu khuyến nghị chính quyền địa phương nên khuyến khích hộ nuôi tôm sử dụng liên kết với các nhà cung cấp đầu vào. Ngoài ra, cho phép hộ nuôi tôm vận hành các trang trại lớn hơn 1 ha là điều quan trọng đối với hộ nuôi tôm để sử dụng liên kết với nhà cung cấp đầu vào.

19645 Nghiên cứu hiệu quả doanh thu, kỹ thuật và phân bổ của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Quảng Ngãi / Lê Kim Long // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 72-81 .- 658

Bài báo tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế học về các chỉ số hiệu quả doanh thu, kỹ thuật, phân bổ và áp dụng phương pháp phi tham số để tính toán các chỉ số này cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy giá trị bình quân của hiệu quả doanh thu, kỹ thuật và phân bổ của các hộ nuôi lần lượt là 85%, 91% và 94% cho năm sản xuất 2014. Để hướng đến một nghề nuôi bền vững, các chính sách về đất cho nghề nuôi, đặc biệt các chính sách phát triển nghề nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng doanh nghiệp hóa như cho thuê/chuyển nhượng để tích tụ đất và cấp giấy phép nuôi trồng để mở rộng quy mô sản xuất, là rất quan trọng. Kế tiếp, tiếp tục đẩy mạnh triển khai tập huấn kỹ thuật nuôi VietGap với khuyến cáo nên nuôi với mật độ vừa phải là rất cần thiết. Cuối cùng, thông tin và tiếp cận thị trường đầu ra cho nông hộ nuôi tôm cũng cần được chú trọng.

19646 Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên / Bùi Thị Minh Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 82-90 .- 658

Sử dụng số liệu điều tra đối với 191 hộ dân sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật và nhận diện nguồn gốc của sự kém hiệu quả trong sản xuất chè an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương là 68,47% và biến động trong khoảng 28,10 − 89,91%. Với việc sử dụng hợp lý các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất chè an toàn có khả năng được cải thiện đáng kể. Các yếu tố thu nhập, tuổi, kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ, tập huấn, và tham gia các tổ chức kinh tế xã hội đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn. Việc sử dụng giống chè bản địa (giống Trung du) có tác động ngược chiều tới hiệu quả kỹ thuật. Các hộ dân tộc thiểu số có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các hộ dân tộc Kinh.

19647 Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại - Một số bất cập và giải pháp / Hoàng Thị Lệ Mỹ // Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 27-31 .- 343

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm của khách hàng với những hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi và so tiền gian lận cũng ngày lớn. Chính vì vậy, Việc đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng chống gian lận bảo hiểm. Điều này đặt ra yêu cầu nhận diện những bất cập về pháp luật trong việc phòng chống gian lận bảo hiểm thương mại và hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này.

19648 Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thuế Thái Nguyên theo hướng điện tử hóa / Thái Thị Thu Trang, Hoàng Mỹ Bình // .- 2018 .- Tr. 93-99 .- 658

Với mục tiêu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Những năm qua, ngành thuế Thái Nguyên đã rất tích cực thực hiện điện tử hóa các khâu nghiệp vụ từ kê khai, nộp thuế đến hoàn thuế. Đây là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả nhiều mặt, là tiền đề quan trọng để cơ quan này tiếp tục triển khai nhiều nội dung điện tử hóa hơn trong công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, công tác điện tử hóa còn có những điểm hạn chế. Bài viết đánh giá về thực trạng điện tử hóa công tác quản lý thuế của Cục thuế Thái Nguyên nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện điện tử hóa công tác quản lý thuế, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu cải cách quản lý thuế đến năm 2020 của Chính phủ.

19649 Thông tin và hành vi của các nhà đầu tư vào các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Lào Cai / Trần Văn Quyết, Phạm Minh Hương, Phạm Công Toàn // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 53-59 .- 658

Nghiên cứu đi sâu phân tích, tìm hiểu hai hành vi quan trọng đi đến quyết định lựa chọn địa bàn đầu tư của doanh nghiệp (DN) là cách thức tìm kiếm thông tin và lý do doanh nghiệp lựa chọn địa bàn đầu tư. Bài báo đã sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để phản ánh kết quả thu hút đầu tư với việc cải thiện chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI thông qua các phương pháp thống kê mô tả và phân tích tương quan. Kết quả đã chỉ ra rằng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi nhưng nếu không cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy chính quyền và cung cấp thông tin minh bạch cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra được các hành vi của các nhà đầu tư, đồng thời giúp cho tỉnh Lào Cai hiểu được những hành vi của nhà đầu tư, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách Lào Cai phát huy những chính sách hiệu quả vốn có, và tìm ra những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao sức hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

19650 Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn BASELII tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên / Tạ Thúy Hằng, Dương Thanh Tình, Mai Thanh Giang // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 80-85 .- 658

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng Thương mại (NHTM). Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện hội nhập. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá mức độ đáp ứng các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (VIB Thái Nguyên) theo tiêu chuẩn Basel II. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.