CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Mặt đường

  • Duyệt theo:
1 Góp phần nghiên cứu để làm rõ và tìm giải pháp khắc phục một số vấn đề trong thiết kế mặt đường mềm cấp cao / Doãn Minh Tâm // .- 2024 .- Số 1+2 .- Tr. 18-25 .- 690

Chỉ ra một số tồn tại trong công tác thiết kế mặt đường cấp cao cần được các cấp quản lý và nhà thầu tư vấn quan tâm để ngiên cứu tìm biện pháp khắc phục, góp phần đảm bảo chất lượng công trình.

2 Nghiên cứu nguyên nhân phát triển của nứt phản ánh trong kết cấu mặt đường hỗn hợp tại Việt Nam / Bùi Thị Hồng // .- 2024 .- Số 1+2 .- Tr. 26-29 .- 690

Trình bày cơ chế hình thành và phát triển của nứt phản ánh trong kết cấu mặt đường hỗn hợp và đề xuất một số giải pháp hạn chế nứt phản ánh.

3 Nghiên cứu đặc trưng, yếu tố ảnh hưởng đến lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa / Phạm Đức Phong // .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 36-40 .- 690

Phân tích các đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng đến lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa, một trong các hiện tượng hư hỏng mặt đường phổ biến trên nhiều tuyến đường đang khai thác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn khai thác và gây tốn kém chi phí duy tu, sửa chữa.

4 Các tồn tại trong kiểm soát chất lượng mặt đường mềm khi thiết kế theo TCCS 38:2022/TCĐBVN / Doãn Minh Tâm // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 20-28 .- 624

Báo cáo nêu tóm tắt các vấn đề còn tồn tại của TCCS 38:2022/TCĐBVN hiện hành mà nếu không được xem xét, giải quyết dứt điểm mà vẫn cho áp dụng đại trà thì sẽ tạo ra lỗ hổng trong quản lý chất lượng mặt đường mềm khi được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn.

5 Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khe co giãn Asphalt đàn hồi trong quá trình khai thác, sử dụng / Nguyễn Hữu Thuấn // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 38-42 .- 624

Phân tích các dạng hư hỏng thường gặp của khe co giãn Asphalt, đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ hư hỏng của khe trong giai đoạn khai thác sử dụng. Từ đó kiến nghị công tác sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế khe co giãn mới nếu cần.

6 Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp đất và xỉ than để làm nền đường giao thông / Huỳnh Văn Hiệp, Lâm Văn Chúc, Huỳnh Hồng, Bùi Phước Hảo // Xây dựng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 163-170 .- 624

Sử dụng xỉ than để nghiên cứu mối quan hệ giữa các hàm lượng vật liệu trong hỗn hợp đất – xỉ than thông qua thực nghiệm các chỉ tiêu cơ lí của hỗn hợp vật liệu như: thành phần hạt, cường độ kháng nén, sức chống cắt, hệ số thấm, đầm nén tiêu chuẩn

7 Kinh nghiệm cắt rãnh tạo nhám mặt đường sân bay trên thế giới / ThS. Phạm Văn Long // Cầu đường Việt Nam .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 74-77 .- 620

Giới thiệu sơ bộ về khái niệm, quy định độ nhám cũng như kinh nghiệm cắt rãnh tạo nhám các nước trên thế giới làm cơ sở so sánh, tham khảo, xem xét áp dụng tại Việt Nam.

8 Đánh giá độ nhám mặt đường bê tông nhựa chặt ngoài hiện trường / Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Nhi, Huỳnh Lê Huy , Trần Văn Hồng Phúc, Hà Xuân Khang // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 114-117 .- 624

Nghiên cứu, đánh giá độ nhám thực tế của một số mặt đường bê tông nhựa chặt thông qua hai thiết bị thí nghiệm có sẵn ở nhiều phòng thí nghiệm ở Việt Nam là con lắc Anh và rắc cát.

9 Đánh giá chất lượng mặt đường bán mềm sử dụng vữa tự chèn trong phòng thí nghiệm / TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, KS. Nguyễn Duy Phương // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 72-76 .- 624

Đưa ra những đánh giá trong phòng thí nghiệm của mặt đường bán mềm sử dụng khung bê tông nhựa cấp phối hở với nhựa đường có phụ gia Tafpack Super, kết hợp các loại vữa tự chèn gốc Styrene Butadiene. Bên cạnh đó, bài báo còn nghiên cứu thử nghiệm, xem xét ảnh hưởng số lần đầm nén đến sự xâm nhập vữa xi măng vào trong lỗ rỗng dư của khung bê tông nhựa rỗng.

10 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ mặt đường bê tông nhựa công trình giao thông đường bộ khu vực miền Trung – Tây Nguyên / TS. Nguyễn Văn Châu, KS. Đặng Văn Kỳ // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 82-87 .- 624

Trình bày phương pháp đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố chính và các nhân tố con trong mỗi nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ mặt đường bê tông nhựa công trình giao thông đường bộ khu vực miền Trung – Tây Nguyên.