CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
541 Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh / // .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 12-21 .- 363

Trong những năm gần đây, khu vực ven biển Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng mạnh từlũ lụt,đặc biệt đợt mưa lũ lịch sửnăm 2020gây ra thiệt hại lớn vềngười và tài sản. Nghiên cứu đặt mục tiêuđánh giá tính dễbịtổn thương lũ lụt nhằmgiảm nhẹthiệt hại tới đời sống dân cư ven biển. Tính dễbịtổn thương được đánh giá theo khung các yếu tốmức độphơi bày, mức độnhạy cảmvà khảnăngchống chịuvới sựtham gia của 14 chỉsốđánh giá. Trên cơ sởcácdữliệuthu thập, đặc biệt từảnh vệtinh, điều tra xã hội học, nghiên cứu cho thấy phần lớn các xã của các huyện KỳAnh(14/20 xã), Cẩm Xuyên (17/27 xã) và Lộc Hà (10/13 xã) có mức độtổn thương với lũ lụt ởmức cao và rất cao. Kết quảđánh giá tính dễbịtổn thương cụthểđến cấp xã.Đồng thời,với cách thức đánh giá mang tính tổng thể, bài báocung cấp cơ sởcho các cấp chính quyền xây dựng kịch bản ứng phó với lũ lụt kết hợp cơ sởkhoa học và thực tiễn hiệu quả.

542 Phân tích nguy cơ trượt lở đất của thành phố Sơn La bằng bản đồ cảnh bảo rủi ro / Nguyễn Văn Minh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 22-29 .- 363

Nghiên cứu về tai biến tự nhiên hiện nay là một hoạt động khoa học phổ biến, giúp nhận diện các loại hình tai biến, việc khai thác, sử dụng lãnh thổ hợp lí, ổn định đời sống dân cư.Tình trạng trượt lở diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Cũng như các thành phố miền núi khác, Sơn La có quỹ đất mặt bằng hạn chế, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, khí hậu nóng ẩm, mưa mùa là những nguyên nhân gây ra hoạt động tai biến trượt lở đất đá. Bài viết đề cập đến tai biến trượt lở đất đá khu vực thành phố Sơn La thông qua việc thành lập bản đồ trượt lở, phân tích, thống kê nguy cơ trượt lở trong phạm vi thành phố, kết hợp với phân tích quy hoạch hiện tại để đề xuất cảnh báo giúp ổn định đời sống dân cư.

543 Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt và gợi mở cho Việt Nam / Phùng Ngọc Bảo Anh, Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 40-48 .- 363

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cùng với đó, áp lực chi phí cho các dịch vụ liên quan đến CTRSH cũng rất lớn và có xu hướng gia tăng nhanh. Ở nhiều quốc gia,đặc biệt ở các nước đang phát triển, chi phí cho các dịch vụ liên quan đến CTRSH phụ thuộc chủ yếu từ ngân sách công. Do đó, với sự gia tăng của lượng CTRSH trong thập kỷ gần đây đã tạo ra sức ép vô cùng lớn cho nguồn ngân sách công. Do vậy, để giảm gánh nặng áp lực của nguồn ngân sách công chi cho dịch vụ CTRSH, các nguồn lực ngoài xã hội đã được huy động từ nhiều khu vực tư nhân được hình thành với mục tiêu tham gia cải thiện chất lượng dịch vụ CTRSH.

544 Đánh giá rủi ro sức khỏe của ô nhiễm không khí từ khu liên hợp xử lý chất thải rắn tràng cát, Hải Phòng / Phạm Thị Thu Hà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 49-55 .- 363

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) Tràng Cát tiếp nhận rác thải sinh hoạt của 4 quận nội thành của thành phố Hải Phòng. Bài báo đánh giá rủi ro sức khoẻ của ô nhiễm không khí từ khu liên hợp xử lý CTR Tràng Cát bằng phương pháp tính chỉ số rủi ro sức khoẻ và điều tra xã hội học. Kết quả cho thấy,tại một số các điểm quan trắc, môi trường không khí xung quanh khu liên hợp xử lý bịô nhiễm khí H2S, NH3, cao nhất tại ranh giới bãi chôn lấp.Mùi hôi từ khu xử lý CTR đã phát tán và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Chỉ số rủi ro HI của NH3 và H2S tại tất cả các điểm quan trắc đều lớn hơn 1, chứng tỏ có rủi ro sức khỏe đối với dân cư xung quanh và công nhân viên nhà máy khi tiếp xúc với NH3 và H2S.

545 Ảnh hưởng của thói quen không phân loại rác từ nguồn đến tình trạng ô nhiễm bờ biển tỉnh Ninh Thuận / Nguyễn Thu Trang // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 56-63 .- 363

Ô nhiễm môi trường biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, cấp bách làm cản trở không nhỏ đến ngành du lịch biển của tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu này được triển khai bằng phương pháp điền dã dân tộc học và khảo sát xã hội học tại ven biển phường Đông Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm;có 250 hộ gia đình được điều tra bằng bảng hỏi định lượng và 15 cuộc phỏng vấn sâu.Kết quả cho thấy,người dân cơ bản chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc phân loại rác từ nguồn, chưa phân biệt được các loại rác, số lượng thùng rác khu vực ven bờ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, người dân chưa dành thời gian để phân loại rác.

546 Tác động của biến đổi khí hậu đến một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh vĩnh phúc và các giải pháp ứng phó / Lê Xuân Thái // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 64-71 .- 363

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong những năm gần đây, tình hình thời tiết Vĩnh Phúc đã có những diễn biến phức tạp, có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mưa, bão tăng cả về số lượng và cường độ. Theo các kịch bản BĐKH trong thế kỷ21 của tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệt độ và lượng mưa đều thể hiện xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở trên toàn tỉnh (nhiệt độ tăng từ 0,8oC -4,2oC; lượng mưa tăng từ3 -31%). Tuy nhiên, mức biến đổi có sự khác biệt khá rõ giữa các kịch bảnvà các vùng của tỉnh. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, cần các giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó hiệu quảvới BĐKH của tỉnh trong thếkỷ21.

548 Thực trạng và chính sách thu hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Trọng Hạnh // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 34-37 .- 363

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và chính sách thu hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải ở Việt Nam.

549 Xây dựng và triển khai công cụ tạo lập thị trường trong kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải : kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam / Lê Thị Phượng, Nguyễn Thị Trang // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 41-43 .- 363

Trình bày kinh nghiệm thế giới trong xây dựng và triển khai nhóm công cụ tạo lập thị trường. Một số gợi ý rút ra cho Việt Nam đối với thị trường mua bán giấy phép xả thải nước thải và khí thải.

550 Kiểm soát khí thải từ xe mô tô, xe gắn máy : cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí / Nguyễn Văn Thắng // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 47-48, 62 .- 363

Tác động của việc sử dụng xe máy đối với môi trường và sức khỏe; Lợi ích của kiểm soát khí thải từ xe mô tô, xe gắn máy; Chương trình thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy.