CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2321 Vài nét về bản hương ước của người Dao ở tỉnh Bắc Kạn năm 1932 / PGS.TS. Đàm Thị Uyên, TS. Đỗ Hằng Nga // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 52 - 59 .- 346

Giới thiệu và khảo cứu văn bản hương ước của “người Mán”, tức người Dao, đồng thời còn tiếp cận một số hương ước của người Tày, người Nùng và hương ước của vùng trung du cùng thời điểm xuất hiện.

2322 Một số vấn đề về sở hữu và sử dụng đất của người Chăm ở thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận / ThS. Lê Trần Quyên // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 60 - 67 .- 346

Tập trung vào một số vấn đề về sở hữu và sử dụng đất cũng như một số tác động khiến quan hệ gia đình bị xáo trộn và mâu thuẫn xã hội nảy sinh ở cộng đồng người Chăm hiện nay.

2323 Vai trò của ngôi chùa trong xây dựng Nông thôn mới ở cộng đồng người Khơ-me tỉnh Kiên Giang / ThS. Nguyễn Hữu Thọ // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 68 - 77 .- 330

Trình bày các nội dung về: 1. Đặt vấn đề; 2. Ngôi chùa trong đời sống của người Khơ-me tỉnh Kiên Giang; 3. Ngôi chùa trong xây dựng Nông thôn mới hiện nay của người Khơ-me ở tỉnh Kiên Giang; 4. Một số giải pháp phát huy vai trò nhà chùa trong xây dựng Nông thôn mới ở vùng người Khơ-me; 5. Kết luận.

2324 Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta / PGS.TS. Khổng Diễn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 3 - 10 .- 306

Trình bày về một số đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi này.

2325 Một vài suy nghĩ về chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay / ThS. Vũ Tuyết Lan // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 11 - 18 .- 327

Đưa ra một số gợi ý đối với các chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số Việt Nam: cần hướng tới việc tạo dựng, phát triển môi trường bền vững để nuôi dưỡng, phát triển các giá trị văn hóa tộc người, bản sắc tộc người và ý thức trách nhiệm công dân thay vì chỉ tập trung vào việc đạt được những chỉ số giáo dục quốc dân.

2326 Quan hệ giữa một số nước lớn xung quanh vấn đề nhà nước Hồi giáo tự xưng IS / PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát, ThS. Trần Văn An // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 17-26 .- 327

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và đặc biệt là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại khu vực Trung Đông đã tác động mạnh đến quan hệ của các nước lớn có mặt tai đây. Bài viết tập trung phân tích một số cặp quan hệ quan trọng như: Nga – Mỹ, Nga – EU, Nga – Trung Quốc xung quanh cuộc chiến chống IS và chủ nghĩa khủng bố, chỉ ra tính chất cơ bản của mỗi cặp quan hệ thông qua việc nhận diện và đánh giá tính hợp tác và tính cạnh tranh, thậm chí đối đầu trong mỗi cặp quan hệ.

2327 Vị trí của Châu Phi trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc / ThS. Trần Hữu Đồng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 27-36 .- 327

Phân tích vị trí của các quốc gia ở Châu Phi trong tổng thể chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

2328 Phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập / Phạm Sỹ Tam // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 37-44 .- 327

Phân tích những lĩnh vực tiềm năng trong quan hệ hợp tác song phương, thực trạng quan hệ Việt Nam – Ai Cập thời gian qua và một số hàm ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

2329 Tác động từ sự thay đổi chính sách đối ngoại của Thỗ Nhĩ Kỳ đến Nga, Mỹ, EU tại Trung Đông / PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 07 (155) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những tác động từ sự thay đổi chính sách đối ngoại của Thỗ Nhĩ Kỳ đối với các nước đang gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Đông, bao gồm Mỹ, Nga và EU. Một số đánh giá mang tính kết luận cũng được đưa ra về tác động này.

2330 Yếu tố chuẩn mực trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / TS. Lê Lêna // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 9 (216) .- Tr. 28-38 .- 327

Bàn về khái niệm của chuẩn mực, cách phân loại chuẩn mực. Bài viết cũng sẽ trả lời câu hỏi tại sao một hiện tượng nghiên cứu như chuẩn mực trong một thời gian dài không thu hút được các nhà nghiên cứu mà giờ đây quay trở lại; đồng thời xem xét yếu tố nào quyết định nên sự tồn tại, phát triển và lan tỏa của chuẩn mực và chuẩn mực có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế.