CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2301 Một số mô thức xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới / Đỗ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 79 - 92 .- 400

Tiểu thuyết viết về nông thôn sau Điổi mới với những mô thức xung đột nổi bật: Xung đột giai cấp trong cải cách ruộng đất; Xung đột nhu cầu – chuẩn mực; Xung đột thật – giả;

2302 “ Tiếng dâm” trong văn học Việt Nam Trung đại thế kit XVI - XIX / Phạm Văn Hưng // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 84 - 96 .- 400

Nhìn lại dòng chảy của những “tính dâm” trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVI – XIX cũng là nhìn lại một phần diện mạo tinh thần của con người xưa trong đời sống tình dục, những chuẩn mực tính dục đã được thiết lập và bị vượt qua như thế nào trong thực tế, dù đó chỉ là thực tế của văn bản, con chữ và tư tưởng.

2303 Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 nhìn từ góc độ nhận thức và nghệ thuật thể hiện / Trần Thị Mai Nhân // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 4 (554) .- Tr. 44 - 54 .- 400

Bài viết là những nghiên cứu bước đầu về những đổi mới của tiểu thuyết viết về chiến tranh trong văn học hiện đại Việt Nam để thấy được tính chất nhân văn cao cả của văn học viết chiến tranh, đặc biệt là những tác phẩm xuất hiện vào thời gian của “tự cứu” “ suy ngẫm”, “ đổi mới tư duy và nhận thức”

2304 Tổng quan nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam ở Nhật Bản / Đoàn Lê Giang // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 19 - 33 .- 400

Giới thiệu tổng quan về tình hình dịch thuật và nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam ở Nhật Bản. Văn học cổ điển được hiểu là văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm từ thế kỷ XIX trở về trước, còn mở rộng thêm một chút đến các tác giả sáng tác bằng chứ Hán, chứ Nôm đầu thế kỷ XX. Phần đầu giới thiệu các công trình chung và các tác giả ít được nghiên cứu, phần sau trình bày riêng về nghiên cứu Nguyễn Du – Truyện Kiều và Phan Bội Châu – Những tác giả được học giới Nhật Bản yêu thích, quan tâm đặc biệt.

2305 Trăm năm Nguyễn Bính / Nguyễn Đăng Điệp // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 3 - 11 .- 400

Thơ cũng như văn xuôi của Nguyễn Bính, xét đến cùng là những biểu hiện khác nhau của cái tôi buồn lỡ Nguyễn Bính, trong đó thơ giữ vai trò trọng âm, là bản “ tự thuật tâm trạng” được thể hiện qua lối nói thác lời quen thuộc của trữ tình dân gian, còn văn xuôi là những mảnh vỡ, thậm chí là những kể lể dông dài về những yêu đương, khắc khoải nhớ nhung mà ông đã gặp trong cuộc sống lang bạt của mình.

2306 Truyện ngắn trên Phụ nữ tân văn – Nhìn từ một số phương diện của trần thuật học / Trần Thiện Huy // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 53 - 63 .- 400

Bước đầu nghiên cứu thể loại truyện ngắn trên phụ nữ tân văn nhìn từ một số phương diện cơ bản của trần thuật học như: Ngôi kể, điểm nhìn; Xây dựng nhân vật; Cốt truyện, kết cấu.

2307 Truyền thống và cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện văn xuôi hiện đại dân tộc Thái / Nguyễn Thị Hải Anh // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 97 - 108 .- 400

Chọn vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện để nghiên cứu, bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề bản sắc dân tộc, mặt khác, góp phần làm rõ, khẳng định những nỗ lực vận động, đổi mới của nền văn xuôi dân tộc Thái để hòa nhập vào tiến trình văn học Việt Nam.

2308 Văn học các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thời kỳ hiện đại / Đỗ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 64 - 78 .- 400

Nêu lên các vấn đề về: Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên trong dòng chảy văn học dân tộc tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; Những lựa chọn an toàn, thiếu bức phá; Một số tác giả nổi bật.

2309 Văn học Nga hậu Xô – Viết: Từ góc nhìn so sánh của thế kỉ XXI và vấn đề tiếp nhận / Nguyễn Đăng Điệp // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 12 - 30 .- 400

Giải đáp câu hỏi khiến nhiều người từng yêu và gắn bó với văn học Xô-viết băn khoăn: Tại sao văn học đương đại Nga vài thập niên gần đây hầu như vắng bóng ở Việt Nam, và nếu có tác gia, tác phẩm nào đó được giới thiệu thì cũng không mấy cuốn hút độc giả như tác phẩm của các nhà văn Xô-viết trước đây? Liệu có cách lựa chọn và giới thiệu những tác phẩm, tác giả văn học hậu Xô-viết phù hợp với thị hiếu của bạn đõh Việt Nam hiện nay?

2310 Văn học và hiện thực / Lê Ngọc Trà // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 4 (554) .- Tr. 3 - 24 .- 400

Thực tiễn phát triển của chủ nghĩa hiện thực cho thấy, nhiệm vụ “ phản ánh hiện thực” có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau, nhà văn không bắt buộc phải mô tả “giống” mà có thể sử dụng những thủ pháp ước lệ, tượng trưng. Trong những tác phẩm kiểu này, “hiện thực” giữ vai thứ nhất, vì “hiện thực” thường được hiểu như cái quyết định – quyết định nội dung và giá trị của tác phẩm, quyết định quan hệ của văn chương với thực tại.