CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2342 Chuyển dịch quyền lực cấu trúc: Trường hợp Anh – Mỹ trong cấu trúc kinh tế (1918-1945) và Mỹ - Liên Xô trong hệ thống Yalta (1945-1991) / ThS. Vũ Vân Anh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 06 (213) .- Tr. 62-73 .- 300

Nghiên cứu sự chuyển dịch quyền lực cấu trúc giữa Anh và Mỹ trong cấu trúc kinh tế (1918-1945), giữa Mỹ - Liên Xô trong hệ thống Yalta (1945-1991) để thấy những đặc điểm chung và các quỹ đạo riêng của hai quá trình chuyển dịch này. Trong khi sự chuyển dịch giữa hai đồng minh thân cận Anh – Mỹ mang tính tự nguyện như một sự chia sẻ quyền lực bên trong cấu trúc thì sự chuyển dịch giữa hai đối thủ Mỹ - Liên Xô mang tính cưỡng chế và kèm theo đó là những xung đột, căng thẳng leo thang và chạy đua vũ trang.

2343 Quan hệ Iran – Trung Quốc dưới thời Tổng thống Ahmadianejad / Nguyễn Lê Thy Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 5 (201) .- Tr. 39-51 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ Iran – Trung Quốc dưới thời Tổng thống Ahmadianejad trên các phương diện chính: chính trị đối ngoại, hợp tác về kinh tế, an ninh quân sự và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bài viết cũng phân tích những yếu tố tác động đến mối quan hệ này, làm rõ những trở ngại chính mà hai nước gặp phải trong quá trình hợp tác, từ đó lý giải tại sao quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng những vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của chính quyền Ahmadianejad.

2344 Trung Quốc với an ninh khu vực Tây Nam Á từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tới nay / TS. Lê Văn Mỹ, TS. Đỗ Minh Cao // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 5 (201) .- Tr. 60-74 .- 327

Tây Nam Á là địa bàn quan trọng góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho Trung Quốc, nhưng đây cũng là khu vực bất ổn, dễ đem đến những nguy cơ về an ninh đối với Trung Quốc. Hiện nay, với chiến lược “Vành đai, con đường”, Trung Quốc có vai trò tăng cường đảm bảo an ninh cho khu vực nhưng đồng thời cũng là nhân tố góp phần làm gia tăng bất ổn tại đây…

2345 Quan hệ Trung – Mỹ: Hiện tình và triển vọng / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 6 (202) .- Tr. 33-45 .- 327

Phân tích đánh giá quan hệ Trung – Mỹ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và chính trị an ninh tại khu vực Đông Á (chủ yếu trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên và vấn đề Biển Đông). Do tác động phức tạp của những nhân tố quốc tế, khu vực và song phương, sau một năm rưỡi kể từ khi Tổng thống Donal Trump lên cầm quyền, quan hệ Trung – Mỹ chưa thể tái định hình và tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng gia tăng. Tuy nhiên, sớm muộn quan hệ Trung – Mỹ cũng sẽ phải quay lại quỹ đạo “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh”.

2346 Hoa Kỳ trước sự vươn dậy của Trung Quốc / TS. Cù Chí Lợi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 6 (202) .- Tr. 46-54 .- 327

So sánh về tương quan sức mạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của sự thay đổi tương quan sức mạnh của Hoa Kỳ và Trung Quốc tới hợp tác và an ninh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

2347 Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”: Cạnh tranh với Mỹ - Trung và kiến nghị với Việt Nam / GS. TS. Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 7 (203) .- Tr. 24-28 .- 327

Từ thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đến chiến lược cùng tên của một cường quốc hàng đầu thế giới là một quá trình, là khoảng thời gian trên nữa thế kỷ đầy biến động, phát triển. Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” báo hiệu sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí có người cho rằng đây là thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới. Là quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam cần có những chính sách thích ứng với hoàn cảnh mới để tiếp tục phát triển.

2348 Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Campuchia / Đỗ Mạnh Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 7 (203) .- Tr. 28-37 .- 327

Phân tích cơ sở thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Campuchia; Những tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao Trung Quốc – Campuchia; Những tiến triển trong quan hệ kinh tế, quốc phòng – an nin và trong các lĩnh vực khác.

2349 Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ Minh Trị duy tân đến Chiến tranh thế giới thứ hai / TS. Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 7 (203) .- Tr. 50-58 .- 327

Từ sau cạch mạng Minh Trị đến Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trải qua những thăng trầm, nhiều biến động, do đó, tác động lớn tới tiến trình phát triển của mỗi quốc gia ở giai đoạn này. Không chỉ vậy, những diễn biến phức tạp trong quan hệ hai nước còn biểu hiện qua các cuộc chiến tranh (Nhật – Thanh, Trung – Nhật) đầy khốc liệt, song cùng với đó quan hệ về chính trị, quân sự và kinh tế vẫn được triển khai như một sự tất yếu. Rõ ràng, đó còn là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Trung Quốc cũng như quan hệ giữa hai quốc gia ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử tiếp sau.

2350 Quan hệ Trung Quốc với các quốc gia Nam Á: Hiện trạng và xu thế vận động / PGS. TS. Trần Thọ Quang, ThS. Nguyễn Thu Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 8 (204) .- Tr. 43-53 .- 327

Trong hơn một thập kỷ gần đây, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía Nam đã phát triển theo hướng thắt chặt hơn và triển vọng khá tích cực, nhất là trong bối cảnh sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đang được Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ. Trung Quốc coi Nam Á là một trong những trọng tâm quan trọng hàng đầu trong BRI và mong muốn thông qua sáng kiến này để thúc đẩy các lợi ích và giành ưu thế chiến lược trong cạnh tranh với Ấn Độ tại khu vực.