CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2312 Giảng dạy thì-thể tiếng Anh theo hướng tiếp cận tri nhận (trường hợp của hình thái hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và quá khứ đơn) / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 73 - 81 .- 400

Khảo sát giá trị thể của sự tình hay diễn trình dựa trên các khái niệm cơ bản của ngữ pháp tri nhận như cấu hình thời gian, sao chụp, góc nhìn và biện giải (construal).

2313 Đặc điểm cú pháp chính trong quy tắc Hague-Visby / Hoàng Thị Thu Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 82 - 86 .- 400

Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ, cụ thể là đặc điểm cú pháp của quy tắc Hague – Visby đóng góp cho việc nghiên cứu một thể loại đặc biệt của ngôn ngữ học – ngôn ngữ pháp luật.

2314 Từ mượn Anh trong tiếng Hán thời kì đổi mới / Vũ Thị Hương Trà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 87 - 91 .- 400

Tập trung tìm hiểu nguyên nhân tạo nên tính đặc thù của lớp từ mượn, đồng thời chỉ ra những đặc trưng của nhóm từ mượn Anh trong tiếng Hán thời kì đổi mới.

2315 Văn hóa của người Lô Lô Đen trong bối cảnh biến đổi kinh tế và du lịch ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang / TS. Trần Thị Mai Lan, ThS. Lê Thị Hường // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 60 - 70 .- 327

Trình bày các nội dung về: Đặt vấn đề; 2. Văn hóa truyền thống của người Lô Lô Đen; 3. Biến đổi về văn hóa của người Lô Lô ở Lũng Cá; 4. Các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng người Lô Lô.

2316 Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực Tây Nam Bộ, Việt Nam / PGS.TS. Ngô Quang Sơn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 71 - 79 .- 400

Đề xuất 4 nhóm mô hình cần được xây dựng gồm: 1. Mô hình đào tạo nghề theo tổ chức (với 6 mô hình cụ thể); 2. Mô hình đào tạo nghề theo lĩnh vực lao động (với 2 mô hình cụ thể); 3. Mô hình đào tạo nghề đối với lao động trong các vùng chuyên canh (với 2 mô hình cụ thể); 4. Mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các làng nghề (với 3 mô hình cụ thể).

2317 Dân tộc học/Nhân học và tiếp cận nghiên cứu nghèo đa chiều ở Việt Nam / ThS. Vũ Đình Mười // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 3 - 13 .- 305

Nêu lên một số vấn đề cần thảo luận về cách tiếp cận trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập.

2318 Vai trò của người Việt trong phát triển thương mại và dịch vụ ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc / ThS. Tạ Thị Tâm // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 14 - 24 .- 327

Tập trung làm rõ thêm vai trò của người Việt (Kinh) trong việc hình thành các trung tâm thương nghiệp và phát triển dịch vụ ở vùng biên giới, đồng thời thúc đẩy các quan hệ thương mại và dịch vụ xuyên biên giới cũng như những ảnh hưởng của người Việt trong các hoạt động kinh tế này.

2320 Rào cản và thách thức trong phát triển giáo dục phổ thông ở vùng miền núi Tây Bắc hiện nay / PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 44 - 51 .- 370

Chỉ rõ nhận thức từ phía cha mẹ và học sinh, hoàn cảnh, gia đình, phong tục tập quán địa phương, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng, địa hình, thời tiết… là những nhân tố chi phối việc đến trường của học sinh ở vùng miền Tây Bắc.