CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
3001 Mô phỏng thí nghiệm nén hai trục bằng phương pháp phần tử rời rạc / PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm, KS. Lê Quang Nhật // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 37-40 .- 624

Việc nghiên cứu và mô phỏng ứng xử cơ học của các vật liệu rời như cát, sỏi trở thành yêu cầu cấp thiết trong bài toán địa kỹ thuật. Mẫu mô phỏng bao gồm hàng nghìn hạt rời rạc, các hạt này hoàn toàn độc lập và có thể tương tác với các hạt khác trong mẫu. Phương pháp phần tử rời rạc (DEM) do tác giả Cundall 1972 phát triển đã trở thành phương pháp tiên phong trong việc mô phỏng vật liệu rời.

3002 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cốt liệu và thành phần hạt trong thành phần bê tông geopolymer / TS. Nguyễn Ninh Thụy, TS. Lê Anh Tuấn // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 41-44 .- 624

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu và tỷ lệ cốt liệu nhỏ - cốt liệu lớn, tro bay trong thành phần cấu trúc cường độ của bê tông geopolymer. Thành phần tro bay được sử dụng làm nguồn nguyên liệu alumino 0 slicate trong quá trình hoạt hóa geopolymer.

3003 Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần alumina và silicon đến cường độ và cấu trúc vữa geopolymer dưới nhiệt độ đến 10000¬C / TS. Nguyễn Ninh Thụy, TS Lê Anh Tuấn // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 45-49 .- 624

Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần alumina và silicon trong nguyên liệu alumino-silicate là tro bay, dung dịch hoạt hóa đến cấu trúc và cường độ của vữa geopolymer ở nhiệt độ cao đến 10000¬C.

3004 Phân tích biến dạng bề mặt đất xung quanh hầm khu vực Thành phố Hồ Chí Mình / NCS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS. Châu Ngọc Ẩn // Xây dựng .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 111-117 .- 624

Nghiên cứu, phân tích biến dạng mặt đất xung quanh đường hầm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp phần tử hữu hạn.

3005 Khảo sát ứng xử của hệ kết cấu khung – bể chứa nước bằng thí nghiệm trên bàn rung tự chế tạo khi dao động tự do / ThS. Bùi Phạm Đức Tường, TS. Phan Đức Huynh, PGS. TS. Lương Văn Hải, ThS. Nguyễn Văn Đoan, KS. Lương Văn Chính // Xây dựng .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 120-125 .- 624

Thiết bị bàn rung (Shaking table) được nghiên cứu và tự chế tạo hoàn toàn nhằm mục đích khảo sát ứng xử của công trình bằng cơ chế tạo chuyển vị nền trực hướng theo hàm gia tốc bất kỳ cho trước. Thiết bị có khả năng tạo được dao động điều hòa hoặc giả lập phổ gia tốc nền để mô phỏng động đất. Công trình được mô phỏng dưới dạng khung tỷ lệ và khảo sát chuyển vị đỉnh theo thời gian khi dao động tự do, sau đó được điều khiển dao động bởi thiết bị giảm chấn bằng chất lỏng (Tuned Liquid Damper). Hiệu quả của TLD sẽ được đánh giá dựa trên khả năng làm giảm chuyển vị đỉnh của công trình bằng cách thay đổi chiều cao mực nước bên trong để có các TLD có đặc trưng tần số khác nhau.

3006 Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của dầm bê tông cường độ cao cốt phi kim loại GFRP / NCS. Cheng Por Eng // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 9-13 .- 624

Đề cập đến thí nghiệm dầm chữ nhật bê tông cường độ cao cốt GFRP. Các mẫu dầm được thí nghiệm uốn 4 điểm. Kết quả thí nghiệm gồm có: Tải trọng phá hoại, biến dạng của cốt GFRP, biến dạng của bê tông và độ võng của dầm. Kết quả được dự đoán trước bằng lý thuyết tính toán của tiêu chuẩn ACI 440.1R-06.

3007 Phân tích phương pháp thiết kế kết cấu áo đường của Viện Asphalt và khả năng ứng dụng ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Trà My // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 14-18 .- 624

Phương pháp thiết kế kết cấu áo đường của Viện Asphalt dựa trên giải bài toán hệ đàn hồi nhiều lớp với tiêu chuẩn giới hạn là nứt mỏi của lớp bê tông nhựa và lún vệt bánh của toàn kết cấu. Ưu điểm của phương pháp là quen thuộc với người thiết kế ở Việt Nam. Các số liệu đầu vào rõ ràng, cập nhật và dễ thí nghiệm. Ấn Độ đã dựa trên phương pháp Al để thành lập tiêu chuẩn thiết kế mặt đường của mình, do đó phương pháp này có thể nghiên cứu để ứng dụng ở Việt Nam.

3008 Ảnh hưởng công nghệ đường sắt tốc độ cao trong lựa chọn thông số kỹ thuật cơ bản phù hợp với điều kiện Việt Nam / Vũ Thị Thùy Giang // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 19-23 .- 624

Trình bày một số công nghệ điển hình của đường sắt cao tốc như TGV (Pháp), ICE (Đức) và Shinkansan (Nhật Bản) và so sánh lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3009 Ứng dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện làm vật liệu cho công trình giao thông / PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang, TS. Nguyễn Châu Lân, ThS. Đặng Công Hưởng // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 24-27 .- 624

Việc sử dụng tro xỉ hỗn hợp đã được thực hiện cho nền đường đắp và gia cố đất trên thế giới, do đó việc ứng dụng ở Việt Nam là cần thiết và có triển vọng tốt. Ngoài ra một số nước đã sử dụng tro xỉ để đắp nền đê/ đập cho các bãi chứa tro xỉ là sản phẩm thải làm vật liệu đắp nhằm giảm chôn lấp và làm ô nhiễm môi trường. Bài báo đưa ra một số biện pháp tận dụng tro xỉ làm vật liệu cho ngành giao thông và xây dựng.

3010 Một phương pháp đơn giản hóa cho việc phân tích và tính toán của mố cầu chắn nền đắp cao trên móng cọc qua đất yếu / Phạm Anh Tuấn // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 29-37 .- 624

Trình bày những phân tích của mố cầu chắn nền đắp cao được xây dựng trên móng cọc đi qua nền đất yếu thông qua một phương pháp đơn giản hóa kết hợp với phần mềm số thương mại sẵn có theo phương pháp phần tử hữu hạn.