CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
21 Lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc: Khảo sát trường hợp / / Feng Shuuyin (Phùng Thư Ấn) // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 41-46 .- 495.1

Bài viết thu thập một số lỗi phổ biến về phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt tại Việt Nam. Từ tư liệu thực tế, bài viết phân tích chỉ ra những lỗi cụ thể và chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực (chuyển di tiêu cực) từ cách phát âm tiếng Trung Quốc sang phát âm một số âm tiếng Việt.

22 Từ 白 (Bạch) với tư cách là thành tố cấu tạo từ ngữ và sự phát triển ngữ nghĩa của nó trong tiếng Trung / Nguyễn Thị Huyền Giang, Nguyễn Thị Bích Hạnh // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 48-58 .- 495.9271

Bài viết đi sâu vào nghiên cứu từ 白 (bạch) với tư cách là thành tố cấu tạo từ ngữ và sự phát triển ngữ nghĩa của chúng trong quá trình sử dụng. Với chức năng là tính từ chỉ màu sắc, từ này có năng lực tạo từ mới cao và mang nhiều nghĩa phong phú.

23 Những lỗi sai thường gặp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khi học môn Phiên dịch / Đặng Thụy Liên, Nguyễn Phước Tâm // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 89 - 101 .- 410

Phiên dịch là một trong những môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói chung và chuyên ngành Tiếng Trung biên - phiên dịch nói riêng. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều làm các công việc có liên quan đến phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết). Trong đó, phiên dịch được xem là khó hơn, vì môn học này ngoài yêu cầu về kiến thức và năng lực ngôn ngữ còn phải kết hợp, vận dụng nhiều kĩ năng để đạt được hiệu quả cao, như nghe hiểu, ghi nhớ, ghi chép, diễn đạt… Không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn với môn học này và thường xuyên gặp phải những lỗi sai trong quá trình phiên dịch, cả về kiến thức ngôn ngữ lẫn kĩ năng dịch thuật. Thông qua phương pháp thống kê và phân tích, bài viết sẽ chỉ ra những lỗi sai thường gặp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, từ đó đưa ra một số kiến nghị khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học môn này.

24 Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ Quốc tế với giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 39-50 .- 400

Phân tích những đặc điểm cơ bản của Khung năng lực tiếng Hán trong giảng dạy Hán ngữ quốc tế, đối chiếu với nội dung Chương trình tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những khuyến nghị về việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy-học và phương pháp giảng dạy, giúp cho việc giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc phổ thông ở Việt Nam vừa đảm bảo đạt mục tiêu, chuẩn đầu ra của Chương trình tiếng Trung Quốc, vừa khớp nối với các quy định trong Khung năng lực tiếng Hán, hòa nhịp được với giảng dạy Hán ngữ trên thế giới.

25 Bút đàm chữ Hán giữa sứ thần Việt Nam với người nước ngoài : nghiên cứu trường hợp bút đàm chữ Hán của sứ thần Nguyễn Thuật / Nguyễn Hoàng Thân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 95-100 .- 400

Bàn về: Khái quát lí luận bút đàm; Đặc điểm bút đàm của sứ thần Nguyễn Thuật với người nước ngoài. Kết quá cho thấy nét độc đáo của một loại hình giao tiếp quốc tế của Việt Nam và giá trị tư liệu quý báu của những văn bản, thư tịch bút đàm.

26 Đũa: Vì sao tiếng Trung dùng từ “筷”, còn tiếng Việt dùng từ “箸”? / Nguyễn Cung Thông // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 1(3) .- Tr. 122-143 .- 495.1

Tìm hiểu lịch sử chữ đũa hay trứ/trợ trong tiếng Việt và Hán Việt, đặc biệt là các phương ngữ Nam Trung Quốc, cho thấy một quá trình giao lưu văn hóa rất lâu đời. Sau khi giành lại độc lập, tiếng Việt rời xa quỹ đạo của tiếng Hán, tuy nhiên vẫn còn bảo lưu một số âm cổ từ thời kỳ giao lưu tiên Tần như các dạng kẹp (*ke:b>giáp), đũa (*ȡʱiwo>trứ/trợ), chữ Hán còn giữ lại hình ảnh (tượng hình) qua các nét khắc/vẽ cổ đại (giáp văn, kim văn…). Điều này cho thấy hai ngôn ngữ Việt và Hán đã giao lưu ngay từ thời bình minh của ngôn ngữ.

27 Phát triển năng lực ngữ dụng trong dạy học ngoại ngữ : yếu tố ngữ cảnh trong dạy nói tiếng Hán ở trình độ Trung cấp / Liêu Thị Thanh Nhàn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 1 .- Số 11A (332) .- Tr. 71-80 .- 400

Nêu khái niệm phát triển năng lực ngữ dụng và ngữ cảnh. Khảo sát yếu tnăng lựcố ngữ cảnh và việc dạy học nói qua giáo trình tiếng Hán trình độ Trung cấp. Một số phương pháp dạy học kết hợp với ngữ cảnh nhằm phát triển năng lực ngữ dụng cho sinh viên khi tham gia học phần nói tiếng Hán trình độ Trung cấp.

28 Phân tích lỗi sai khi dùng “能”, “可议” và “可能” của người việt học tiếng Trung Quốc / Khưu Chí Minh, Trần Tuyết Nhung, Cái Thi Thủy, Trần Thị Hải Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 81-84 .- 400

So sánh, phân tích ý nghĩa và cách dùng của “能”, “可议” và “可能”. Chỉ ra các lỗi sai khi sử dụng của người Việt học tiếng Trung. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân lỗi sai và cách khắc phục.

29 Việc dịch trật tự từ trong câu chủ đề từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt / Nguyễn Thị Luyện // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 85-90 .- 400

Thống kê 80 hồi đầu tiên của tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch tương đương, thu được 5.172 câu chủ đề. Trong đó có 206 câu sau khi dịch sang tiếng Việt có sự thay đổi về trật tự từ.

30 Ngữ nghĩa của từ 自(bái) trong tiếng Hán và trắng/ bạch trong tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm, Lê Ngọc Hà // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 3-11 .- 400

Sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, đi sâu khảo sát, phân tích từ chỉ màu sắc cơ bản – từ自 trong tiếng Hán, đồng thời so sánh với trắng/ bạch của tiếng Việt, từ đó làm nổi rõ đặc điểm cũng như những nét tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa, hàm ý văn hóa, vai trò của từ chỉ màu sắc này trong sáng tác văn học, nhất là thơ ca, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học, phiên dịch cũng như đối chiếu ngôn ngữ Hán Việt.