CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
71 Nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam – giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI đến năm 2019 / Lưu Hớn Vũ // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Tr. 1206-1214 .- Số 17(7) .- 400

Tổng kết tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI đến năm 2019, nêu những nhận xét, đánh giá về các nghiên cứu công bố trong giai đoạn này, đồng thời đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển bền vững của công tác nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam.

72 Khảo sát nghĩa của nhóm chữ Hán có chứa 酉 làm thành tố biểu ý / Phạm Ngọ Hàm, Hoàng Ngọc Nguyễn Hồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 58-62 .- 400

Sử dụng các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, phân tích, tiến hành khảo sát các chữ Hán có chứa bộ 酉 dậu (bình rượu) làm thành tố biểu ý, từ đó làm nổi rõ đặc điểm nghĩa và hàm ý văn hóa của nhóm chữ Hán này, đồng thời khẳng định vai trò của rượi trong đời sống xã hội cũng như khả năng sáng tạo to lớn của người xưa.

73 Phân tích lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng phó từ chỉ mức độ và cụm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Hán hiện đại / Bùi Thị Thu Trang, Sú Xuân Thanh // .- 2020 .- Số 12(232) .- Tr. 37-50 .- 495.1

Tập trung phân tích lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng phó từ chỉ mức độ và cụm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Hán hiện đại. Đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học loại phó từ này.

74 Chiết tự và lược sử nghiên cứu về chiết tự chữ Hán / Lê Quang Sáng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(226) .- Tr. 47-61 .- 400

Giới thiệu sơ lược về chiết tự, làm rõ hơn khái niệm “chiết tự”, các dạng chiết tự và các nghiên cứu về chiết tự, hy vọng góp thêm tài liệu, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan khi nghiên cứu và dạy học chữ Hán ở Việt Nam.

75 Phân tích lỗi ngữ pháp trong quá trình thực hành dịch Hán – Việt của sinh viên trình độ sơ cấp ngành ngôn ngữ Trung Quốc / Trần Trương Huỳnh Lê, Lê Minh Thanh, Hoàng Tố Nguyên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 09 (302) .- Tr. 67-72 .- 400

Phân tích và phân loại lỗi sai thường gặp trong quá trình thực hành dịch, và từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ, bài viết bước đầu giải thích nguyên nhân gây ra sự lệch chuẩn trong bản dịch.

76 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ về thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Thị Ngọc Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 72-77 .- 400

Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm các hiện tượng về thời tiết và các kinh nghiệm dự đoán thời tiết được thể hiện rõ trong tục ngữ về thời tiết tiếng Hán và tiếng Việt. Qua đây, làm sáng rõ sự tương đồng và khác biệt về kinh nghiệm thời tiết của người Trung Quốc và người Việt Nam qua tục ngữ về thời tiết.

77 Sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung của thành ngữ trên báo chí tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Phương Tâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 78-83 .- 400

Trình bày sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung, cách vận dụng thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên báo chí. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn đặc điểm nội dung cũng như giá trị biểu cảm trong cách sử dụng thành ngữ của hai dân tộc.