CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
1 So sánh đặc điểm từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (Trùng điệp từ) trong tiếng Hán (Lấy kiểu AA làm đối tượng nghiên cứu) / La Văn Thanh, Lưu Diễm Phân // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 89-93 .- 495.1

Trình bày một số nhận xét chung về từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (trùng điệp từ) trong tiếng Hán. So sánh đặc điểm giữa từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (trùng điệp từ) trong tiếng Hán.

2 Thu thập tự dộng các dị thể chữ Hán – Nôm để cải thiện chất lượng chuyển tự động từ chữ môn sang chữ Quốc Ngữ / Võ Ngọc Tín, Thái Hoàng Lâm, Trương Nhật Ánh, Đinh Điền // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 10-19 .- 495.1

Nghiên cứu vấn dề dị thể trong văn tự Hán – Nôm, thu thập các dị thể từ Internet, thực hiện và đánh giá độ hiệu quả của phương pháp thu thập, bổ sung vào tự điển để nâng cao chất lượng chuyển tự.

3 Bước đầu xây dựng tự động kho ngữ liệu song song thơ ca chữ Hán của Việt Nam có bản dịch nghĩa tiếng Việt hiện đại / Thái Hoàng Lâm, Dương Thị An, Đinh Điền // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 3-13 .- 495.1

Đề xuất phương pháp xây dựng tự động kho ngữ liệu thơ ca chữ Hán – bản dịch nghĩa tiếng Việt hiện đại với tỉ lệ thu thập thành công hơn 80%, số lượng trang web có nội dung cần sưu tập. Xây dựng tự động kho ngữ liệu song song văn bản chữ Hán – bản dịch nghĩa tiếng Việt ở lĩnh vực thơ ca chữ Hán của Việt Nam với hơn 4.000 bài thơ. Thống kê kho ngữ liệu theo số dòng thơ, tác giả, thời kì và thể loại. Điều này góp phần cho công tác khai thác kho ngữ liệu ở các nghiên cứu tiếp theo được thuận tiện hơn.

4 Phân tích kết cấu ngữ nghĩa phương vị từ “中” trong tiếng Trung Quốc / Lưu Hớn Vũ // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 37-45 .- 495.1

Phân tích kết cấu ngữ nghĩa phương vị từ “中” trong tiếng Trung Quốc. Phương vị từ 中 là từ xuất hiện ở giai đoạn sơ cấp trong chương trình học tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ. Bài viết sử dụng phương pháp định lượng, phân tích kết cấu ngữ nghĩa của phương vị từ 中 trên cơ sở nguồn ngữ liệu có quy mô 320.000 chữ.

5 Hướng dẫn khai thác công cụ tìm kiếm Baidu vào tự học tiếng Trung Quốc thực hành cơ bản / Hoàng Thanh Hương // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 46-58 .- 495.1

Phân tích và chỉ ra các giá trị của Baidu đối với việc tự học, đồng thời hướng dẫn người học các kĩ thuật sử dụng Baidu cơ bản và cách khai thác Baidu vào tự học một số nội dung thực hành tiếng Trung Quốc cụ thể, với mục đích giúp người học tiếp cận hiệu quả với công cụ tìm kiếm Baidu trong quá trình tự học tiếng Trung Quốc.

6 Nghiên cứu việc dạy và học chữ Hán đa âm trong tiếng Trung Quốc hiện đại / Đặng Thụy Liên, Nguyễn Phước Tâm // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 124-133 .- 400

Phân tích nguyên nhân hình thành, phát triển và phân loại chữ Hán đa âm, từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc dạy học, nhằm giúp sinh viên giảm thiểu những khó khăn trong việc học chữ Hán đa âm.

7 Sử dụng ChatGPT trong giảng dạy và học tập tiếng Trung Quốc : khả thi và đánh giá tiềm năng / Trần Thị Hồng, Hàn Hồng Diệp, Nguyễn Vũ Quỳnh Phương // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 79-88 .- 495.1

Phân tích tiềm năng sử dụng mô hình ChatGTP trong học tập và giảng dạy tiếng Trung Quốc. Điều tra về mức độ hiểu biết và sử dụng ChatGTP của các Giảng viên và sinh viên ngành tiếng Trung Quốc trong các trường Đại học.

8 Những lỗi sai trong quá trình học dịch của sinh viên khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội / Nguyễn Thu Trà, Nguyễn Thị Lê // .- 2023 .- Số 5 (391) .- Tr. 36-45 .- 495.1

Bài nghiên cứu này miêu tả, phân tích những lỗi sai trong quá trình học phiên dịch từ đó có những giải pháp hợp lí trong đào tạo dịch của khoa Ngôn ngữ Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phiên dịch đáp ứng nhu cầu xã hội.

9 Thành ngữ có thành tố 打 (đả) trong tiếng Hán và có thành tố “đánh” trong tiếng Việt / Tang Li Chun (Thang Lập Quân) // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 61-68 .- 495.1

Thống kê, miêu tả đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các thành tố có thành tố “打” (đá) trong tiếng Hán vá các thành ngữ có thành tố “đánh” trong tiếng Việt. Từ đó đối chiếu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng.

10 Ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể: Chi sau trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Minh Nguyệt // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 29-38 .- 495.1

Trên cơ sở lí thuyết tri nhận ẩn dụ và hoán dụ, bài viết vận dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu tiến hành khảo sát quá trình chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thế 足 túc/ 脚 cước/ 眼 thoái trong tiếng Hán và chân tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên phiên dịch Hán – Việt.