CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
661 Doanh nghiệp nhà nước trong pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vướng mắc vè đề xuất hoàn thiện / Nguyễn Thùy Trang, Vương Thanh Thú // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 102 – 114 .- 340

Bài viết tập trung vào một số vấn đề pháp lý cơ bản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Chủ sở hữu và cơ quan đại diện chủ sở hữu của DNNN; phạm vi quản lý của Nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước, từ đó đưa ra một số vướng mắc và kiến nghị, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ sở để xác định một số doanh nghiệp là DNNN và vị trí pháp lý của doanh nghiệp do DNNN làm chủ sở hữu hoặc góp vốn thành lập theo quy định pháp luật hiện hành.

662 Bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của pháp luật hướng tới hiệu quả thực hiện quyền tiếp cận đất của các cộng đồng dân tộc thiểu số / Lê Hồng Hạnh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 3 (151) .- Tr. 1 – 11 .- 340

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sinh hoạt của công đồng dân tộc thiểu số là những bất cập trong pháp luật và thi hành pháp luật đất đai. Bài viết phân tích tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật đất đai nhìn từ yêu cầu phát triển dân tộc thiểu số và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.

663 Từ phán quyết của tối cao Pháp viện Anh trong vụ kiện giữa UBER và tài xế nhìn về bản chất của kinh tế chia sẻ - Kinh nghiệm pháp lý cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp // .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 12 – 22 .- 340

Tòa án tối cao Vương quốc Anh vừa ban hành phán quyết cuối cùng liên quan đến vụ kiện về các quyền của các tài xế chạy xe cho ứng dụng của Uber. Theo các chuyên gia thì phán quyết này sẽ tác động theo hướng làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế chia sẻ. Bài viết phân tích bối cảnh của phán quyết và rút ra kinh nghiệm pháp lý cho Việt Nam.

664 Pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện / Trần Thăng Long, Nguyễn Thanh Truyền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 23 – 34 .- 340

Bài viết sẽ đi vào phân tích các quy định pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, nêu ra thực trạng áp dụng pháp luật và trên cơ sở những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật, tác giả sẽ đề xuất các phương án hoàn thiện pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm.

665 COVID-19: Bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động: Quan điểm pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam / Nguyễn Bình An // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 35 – 46 .- 340

Bài viết này nghiên cứu các quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam về việc bị nhiễm Covid -19, và khái quát về bệnh nghề nghiệp, điều kiện, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, từ đó đề xuất những gợi ý hoàn thiện pháp luật.

666 Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo tập quán trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam / Lê Minh Hùng, Đặng Lê Phương Uyên // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 47 – 62 .- 340

Trong các tập quán liên quan đến đất đai ở Việt Nam, có không ít tập quán nhằm khai thác đất tư để phục vụ nhu cầu của người dân bản địa, mang những đặc điểm tương đồng với quyền đối với bất động sản liền kề. Thông qua tham khảo quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng ở một số quốc gia, bài viết chứng minh sự cần thiết của việc công nhận tập quán là căn cứ là căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề, đồng thời xây dựng các điều kiện để xác lập quyền cũng như nguyên tắc khi thực hiện quyền trên thực tế.

667 Người đặt “luật chơi” hau người “chơi” theo luật mới? Nhìn từ thỏa thuận lao động trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam / Hoàng Thị Minh Hằng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 63 – 76 .- 340

Bên cạnh những tương đồng về thời gian và mục đích, cam kết lao động của Việt Nam có những khác biệt cơ bản về vị trí, quy định nội dung và quy định hình thức. Nói cách khác, Việt Nam không có một mô hình nhất quán về lao động trong FTA. Bài viết kết thúc bằng việc gợi ý mô hình hiệu quả, khả thi và phù hợp với Việt Nam.

668 Luật hải cảnh và Luật an toàn hàng hải của Trung Quốc dưới góc nhìn của Luật pháp quốc tế / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 77 – 91 .- 340

Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021, Trung QUốc đã ban hành liên tiếp hai đạo luật là Luật Hải cảnh và Luật An toàn hàng hải với nhiều quy định trái luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, xâm phạ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông; đe doạn quyền tự do hàng hải và tự do hàng không quốc tế. Bài viết so sánh Luật Hải cảnh và Luật An toàn hàng hải của Trung QUốc với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc và Luật Biển năm 1982 để chỉ ra những quy định sai trái của hai đạo luật này.

669 Một số điểm mới về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động năm 2019 và định hướng áp dụng / rần Linh Huân, Nguyễn Mậu Thương // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 104 – 114 .- 340

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung mới và tiến bộ trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về chế định hợp đồng lao động, từ đó đưa ra một số định hướng thực thi áp dụng về vấn đề này.

670 Tranh chấp xây dựng về khối lượng công việc phát sinh / Nguyễn Thị Thu Thảo // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 34-39 .- 343.597

Làm rõ các thuật ngữ, các quy định của pháp luật cũng như thực tế các tranh chấp liên quan đến khối lượng phát sinh ở Việt Nam. Nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng thể về tranh chấp liên quan đến khối lượng phát sinh trên cơ sở các quy định pháp luật của Việt Nam và các mẫu hợp đồng xây dựng thông thường được các bên lựa chọn áp dụng ở Việt Nam.