CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
651 Giải thích Hiến pháp trên thế giới và ở Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Vũ Thành Cự // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 1 – 9 .- 340

Hiến pháp là đạo luật tối cao của quốc gia. Tuy nhiên, hiến pháp chỉ hàm chưa những quy phạm mang tính nguyên tắc chung, không thể dự liệu được tất cả vấn đề sẽ phát sinh trong đời sống nên cần phải giải thích hiến pháp. Ở Việt Nam, giải thích hiến pháp được gắn liền với giải thích luật và pháp lệnh – thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tác giả sẽ so sánh mô hình giải thích hiến pháp trên thế giới và ở Việt Nam để đưa ra khuyến nghị hoàn thiện trong bài viết.

652 Hoàn thiện quy định về chủ thể sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013 / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2023 .- Số 04 (152) .- Tr. 10 – 20 .- 340

Luật Đất đai năm 2013 đã được đưa vào kế hoạch sửa đổi trong năm 2022 theo Nghị quyết 17/2021/ QH15 của Quốc hội khóa 15. Một trong những nội dung được đề cập sửa đổi có liên quan đến chủ thể sử dụng đất. Nhằm mục đích đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai swuar đổi nói riêng và pháp luật đất đai nói chung, bài viết này sẽ phân tích những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai hiện hành về vấn đề này và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

653 Bản chất pháp lý của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo công ước VIENNA về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 21 – 35 .- 340

Bài viết làm rõ luận điểm biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo CISG có phạm vi rộng, đặt trọng tâm vào việc bảo vệ lợi ích từ việc hợp đồng được thực hiện đúng, hướng đến tạo lập sự đối ứng và cân bằng về quyền được thực hiện hợp đồng không chỉ từ bên bị vi phạm mà còn từ phía bên vi phạm, mà tiêu biển là quyền được khắc phục sau vi phạm. Tuy nhiên, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng theo GISG cũng đồng thời được quy định theo hướng gắn kết mục đích khắc phục vi phạm, hướng các bên đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với yếu tố cân bằng lợi ích hợp pháp của các bên.

654 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do dịch Covid-19 và các lưu ý từ thực tiễn phán quyết / Bạch Thị Nhã Nam // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 36 – 50 .- 340

Bài viết giới thiệu laoij hình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh và bình luận về những vấn đề pháp lý phát sinh đối với các yêu cầu bồi thường thiệt hại gián đoạn kinh doanh do dịch bệnh Covid-19, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho người được bảo hiểm lưu ý khi thực hiện yêu cầu bồi thường đối với tổn thất từ gián đoạn kinh doanh.

655 Chứng minh quyền sở hữu bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng thỏa thuận phân chia / Đặng Phước Thông, Lê Văn Dừa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 51 – 70 .- 340

Bài viết đề cập: cơ sở lý luận về bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chứng minh quyền sở hữu bất động sản chung khi thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; bất cập trong các quy định pháp luật và kiến nghị.

656 Vai trò của án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 71 – 81 .- 340

Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng, các án lệ chỉ được sử dụng như những phương tiện bổ trợ. Mặc dù vậy, các phán quyết của các Hội đồng trọng tài đầu tư quốc tế có những vai trò và đóng góp nhất định: chúng là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý, làm sáng tỏ nôi dung của các điều khoản hiệp định đầu tư quốc tế và đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của pháp luật đầu tư quốc tế. Bài viết nghiên cứu vai trò của án lệ của tòa trọng tài đầu tư quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư.

657 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc gia nhập và thực thi Công ước La HaYe năm 1996 và bài học cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tài // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 82 – 91 .- 340

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những kinh nghiệm trong việc gia nhập và thực thi của Vương quốc Anh qua đó gợi mở một số những kinh nghiệm cho Việt Nam khi nghiên cứu việc gia nhập Công ước La Haye 1996.

658 Giảng dạy Luật so sánh ở một số cơ sở đào tạo Đại học chuyên ngành Luật tại Châu Á / Ngô Kim Hoàng Nguyê // .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 92 – 98 .- 340

Bài viết đề cập tính đa dạng trong phương thức mà các trường đại học tại châu Á đang tiếp cận nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy luật so sánh với vai trò là một môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng tư duy từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Trong đó, mục đích quan trọng nhất là nhằm phục vụ cho việc nâng cao khả năng phân tích, so sánh, phản biện của người học tại các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành luật, từ đó đưa ra một số gợi mở nhằm phục vụ cho việc thay đổi trong cách tiếp cận về môn học này tại Việt Nam.

659 Các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới và kinh nghiệm để phát triển các thiết chế hiến định độc lập ở Việt Nam / Ngô Kim Hoàng Nguyên // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 99 – 114 .- 340

Từ định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp năm 2013, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta cũng được quan tâm hoàn thiện, trong đó việc thành lập các thiết chế hiến định độc lập là một nội dung nổi bật. bài viết giới thiệu những nội dung cơ bản về lý thuyết tổ chức các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chế định thiết chế hiến định độc lập ở Việt Nam.

660 Miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực trạng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và định hướng hoàn thiện / Trịnh Tiến Việt // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 2 (150) .- Tr. 47 – 6 .- 340

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong các chế định phản ánh rõ nét chính sách phân hóa và nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về miễn TNHS đã có một số sửa đổi, bổ sung theo hướng nhân đạo hóa hơn và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, qua một số thời gian thi hành, đến nay cũng cần được nghiên cứu, tổng kết. Bài viết chỉ ra những định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện đáp ứng xu hướng phát triển của luật HÌnh sự Việt Nam, góp phần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội.