CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
671 Cần làm rõ những vấn đề về pháp lý liên quan đến hợp đồng thầu phụ, nhà thầu phụ / Lê Thế Hùng // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 40-44 .- 343.597

Đề cập tời 3 nội dung: Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhà thầu phụ cũng như hợp đồng thầu phụ; Ứng xử của thực tiễn trước sự thiếu vắng các quy định của pháp luật; Những kiến nghị, giải pháp để cùng hài hòa lợi ích của các bên.

672 Vai trò và nhiệm vụ của nhân chứng chuyên gia trong xử lý tranh chấp tại Tòa Trọng tài quốc tế / Lê Công Minh // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 48-50 .- 343.597

Giới thiệu một cách khái quát về vai trò và nhiệm vụ của nhân chứng chuyên gia tại Tòa Trọng tài để chỉ ra một số ưu điểm của việc chỉ định nhân chứng chuyên gia chuyên nghiệp so với việc các bên tham gia tự đưa nhân viên kỹ thuật của chính mình ra trước Tòa Trọng tài để nêu ý kiến cá nhân.

673 Pháp luật về các loại hình công ty hợp danh tại Đức và một số kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 12(267) .- Tr. 40-49 .- 340

Nghiên cứu về pháp luật công ty hợp danh tại đức, nhằm rút ra những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về loại hình công ty hợp danh của Việt Nam.

674 Một số vấn đề pháp lý về mô hình cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 5 – 7 .- 340

Theo quy định của Luật Giáo dục đại học hiện hành, cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm đại học, trường đại học, học viện. Đại học được chia thành đại học quốc gia và đại học vùng. Học viện được hiểu theo 02 nghĩa: academy và institut… Các trường đại học lại được chia thành trường công lập và trường tư thục. Trường tư thục bao gồm cả các trường quốc tế, trường có vốn đầu tư nước ngoài. “Mô hình cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” tưởng như không còn là vấn đề mới vì sự tồn tại của cơ sở giáo dục đại học đã trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm tồn tại và phát triển, nhưng thực ra lại còn nguyên các vấn đề để thảo luận, thậm chí có những vấn đề dường như phải thảo luận lại từ đầu.

675 Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo / Cao Xuân Phong // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 11 – 16 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain)... và việc ứng dụng các công nghệ này đã làm xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới, chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, trong đó có tài sản ảo, tiền ảo. Việc phát hành, lưu thông, trao đổi các loại tài sản ảo, tiền ảo ngày càng được mở rộng về quy mô, phạm vi ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tài chính, pháp lý, các chính phủ và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên về mặt pháp lý, việc “định danh”, ghi nhận các loại tài sản này, khả năng tham gia giao dịch của mỗi loại tài sản đang còn có những khoảng trống hoặc được quy định tương đối phức tạp, thiếu thống nhất. Bài viết phân tích những khái niệm và đặc điểm của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại hình tài sản này.

676 Công nhận tiền ảo: Những vấn đề pháp lý cần đặt ra / Ngô Ngọc Diễm, Trần Thị Diên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 17 – 20 .- 340

Tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

677 Pháp luật về thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới / Trần Linh Huân, Trần Thị Diện // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 21 – 25 .- 340

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng là chủ đề đã được nghiên cứu trong thời gian gần đây trên bình diện pháp lý. Để xác lập và thực hiện một quan hệ bảo hiểm, chủ xe cơ giới và công ty bảo hiểm phải ký kết với nhau một hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có một số trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên, thậm chí gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung phân tích và chỉ ra một số vấn đề còn bất cập liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện.

678 Thực tiễn pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu / Dương Tấn Thanh // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 31 – 35 .- 340

Tác giả phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu, đánh giá thực trạng của việc giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu về mặt lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chế định hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng.

679 Vấn đề bảo đảm quyền con người trong luật pháp của Liên minh châu Âu / Lê Hoàng Anh Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 36 – 40 .- 340

Liên minh Châu Âu (EU) đã dẫn đầu thế giới trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt cụ thể chi tiết về những đạo luật, quy định cho từng vấn đề về bảo đảm quyền con người. Nhưng trong những năm gần đây, cam kết của Châu Âu đối với các quyền ngày càng bị thách thức, từ các vấn đề biến động chính trị, xã hội. Châu Âu đối mặt với nhiều đòi hỏi quy định pháp luật một lần nữa cần được sự đồng thuận thống nhất của các nước trong Liên minh. Bài viết nghiên cứu về một số vấn đề bảo đảm quyền con người ở Châu Âu, giúp chỉ ra và xâu chuỗi những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đã được Châu Âu giải quyết, từ đó đưa ra những gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

680 Nhận diện phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng cấp sim 4G, 5G / Lại Sơn Tùng, Lê Trung Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- 23540664 .- Tr. 51 – 5 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì xuất hiện tình trạng có nhiều đối tượng lợi dụng những thành tựu khoa học này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có chiêu trò nâng cấp sim 4G, 5G nhằm đánh cắp thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Bài viết nêu một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng cấp sim 4G, 5G và đưa ra một số cảnh báo để mỗi người dân không mắc vào “cái bẫy” của các đối tượng phạm tội.