CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
21731 Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: cơ hội, thách thức và một số kiến nghị / Khổng Văn Minh // .- 2019 .- Số (723) .- Tr.13-18 .- 342

Phân tích những cơ hội và thách thức về SHTT mà các FTA tác động đến nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST, khai thác tài sản trí tuệ (TSTT), đổi mới công nghệ,…

21732 Tác động của chính sách về quyền tự chủ đến hoạt động KH&CN trong trường đại học / Trần Thị Hồng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.61-64 .- 342

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về quyền tự chủ trong các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập và đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường đại học), bài viết đã chỉ ra các tác động (dương tính, âm tính) của những quy định này đối với hoạt động KH&CN trong trường trường đại học. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao quyền tự chủ về hoạt động KH&CN trong trường đại học.

21733 Cần có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia / Trần Thị Thu Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.16-18 .- 658

Nêu mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã coi việc thúc đẩy khởi nghiệp là động lực để tăng trưởng kinh tế, trong đó nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo khởi nghiệp (GD&ĐTKN) cần được tích hợp vào hệ thống giáo dục, phải coi nó là “thực tiễn sáng tạo, giúp tìm tòi và hành động dựa trên những cơ hội để tạo ra giá trị”. Thông qua tìm hiểu về hoạt động GD&ĐTKN ở một số quốc gia, tác giả cho rằng, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển GD&ĐTKN cấp quốc gia, giúp khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho giới trẻ, góp phần sớm đưa nước ta trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”.

21734 Giảng dạy kinh tế học – Kinh nghiệm từ một trường đại học ở Áo / Vũ Kim Dũng, Nguyễn Hoàng Oanh // .- 2019 .- Số (723) .- Tr.27-29 .- 650

Đề cập kinh nghiệm của Đại học Kinh tế và Kinh doanh TP Viên thuộc Cộng hòa Áo (WU) – một trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới, từ đó có sự so sánh với thực tiễn ở Việt Nam với mong muốn góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo kinh tế học của các trường đại học nước ta trong giai đoạn hội nhập.

21735 Kinh nghiệm xuất bản bài báo khoa học quốc tế / Vũ Hữu Tiệp // .- 2019 .- Số 4(721) .- Tr.21-23 .- 959

Trình bày một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình viết và gửi bài báo. Theo tác giả, những bài viết có ý tưởng tốt, diễn đạt rõ ràng, có tính mới, hình vẽ mô tả tốt ý tưởng cũng như cách giao tiếp hiệu quả với phản biện sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc được chấp nhận đăng tải.

21736 Liên kết khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong phát triển / Chu Thúc Đạt // .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.24-26 .- 959

Trình bày việc liên kết giữa các địa phương trong một vùng là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở liên kết giữa các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững. Thực trạng liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng và liên kết vùng với nhau trong phát triển vùng và liên kết vùng với nhau trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập nhất định, cần được rút kinh nghiệm đối với các vùng trong cả nước.

21737 Triển vọng kinh tế Việt Nam 2019-2020 và một số cảnh báo / Lê Tất Phương, Đinh Thị Hảo // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.1-7 .- 959

Năm 2018 là dấu môc quan trọng, là năm đánh dấu nửa chặng đường của kỳ kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020. Kết quả của chặng đường này có vai trò quan trọng không chỉ góp phần quyết định khả năng hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đặt ra mà còn tạo ra đà cho việc phát triển kinh tế các năm tiếp theo. Nghiên cứu này đưa ra các phân tích và dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong hai năm 2019-2020.

21738 Thực tiễn xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường học ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Đức // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.17-23 .- 959

Nhóm nghiên cứu (NNC) được coi là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Việc xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong việc nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ và chất lượng đào tạo của nhà trường. Bài báo này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về NNC, đánh giá thực trạng các NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay; những kết quả đạt được, thuận lợi, cũng như các khó khăn, hạn chế; bước đầu đề xuất việc xây dựng và ban hành chính sách nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển NNC. Bên cạnh đó, bài báo cũng đề xuất các tiêu chí cơ bản để phân loại và đánh giá NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

21739 Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại / Nguyễn Thị Năm Hoàng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.50-55 .- 959

Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hóa học, Thi pháp học, Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.

21740 Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp / Bùi Tiến Dũng // .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.19-21 .- 959

Trình bày vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Với việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các trường đại học cần quan tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và xác định vai trò quan trọng của nhà trường đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành có liên quan. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đóng góp tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia bền vững thì vai trò quyết định trên hết thuộc về các trường đại học.