CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
21721 Một số thành tựu khoa học nổi bật thế giới năm 2018 / Nguyễn Mạnh Quân // .- 2019 .- Số 1+2(718-719) .- Tr.108-112 .- 572

Giới thiệu một số thành tưu khoa học nổi bật trong năm 2018 như: sự phát triển từ tế bào, sự giả từ một thiên hà xa xôi, xác định cấu trúc phân tử thật đơn giản, va chạm từ kỳ băng hà, người con lai thời tiền sử,… Trong đó có 1 thành tựu được coi là đột phá của năm, nghiên cứu AND định hướng sự phát triển của các tế bào đơn phát triển thành những mô phức tạp và các cơ quan của một động vật trưởng thành.

21723 Giải pháp tích hợp viễn thám và GIS trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long / Lê Văn Trung, Trần Thị Vân, Nguyễn Nguyên Vũ // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.22-26 .- 363

Giải pháp truyền thống trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long đòi hỏi phải lấy mẫu thực địa, nên tốn nhiều thời gian và kinh phí. Bài báo giới thiệu giải pháp tích hợp viễn thám và GIS trong giám sát và thành lập bản đồ chuyên đề phân bố độ mặn của nước theo không gian và thời gian. Dữ liệu được sử dụng là ảnh vệ tinh Landsat 8 kết hợp với số liệu quan trắc độ mặn của nước được thu thập từ 11 trạm quan trắc. Kết quả phân tích cho thấy sự tương quan cao giữa giá trị quan trắc độ mặn của nước và giá trị độ sáng pixel của ảnh thành phần chính thứ nhất. Điều này cho phép áp dụng mô hình hồi quy và công cụ phân tích không gian của GIS để phát triển giải pháp giám sát xâm nhập mặn dọc sông Cửu Long. Giải pháp đề xuất cho phép hỗ trợ các địa phương trong việc giám sát, phân tích và phân vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

21724 Giải pháp nào cho giao thông thông minh và bền vững tại Việt Nam? / Trương Thị Mỹ Thanh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 4(721) .- Tr.15-17 .- 624

Nêu giải pháp cho giao thông thông minh tại Việt Nam trước tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn và ùn tắc gia thông nghiệm trọng. Thống kê cho thấy, giao thông cá nhân (xe máy và ô tô) đang chiếm tới hơn 90% số chuyến đi hàng ngày tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Để giải quyết được thực trạng này, cần một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và chiến lược phát triển giao thông đô thị. Trong đó, định hướng phát triển giao thông công cộng (GTCC) là nền tản có ý nghĩa quyết định.

21725 Nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả gia cường dầm bê tông bị nứt bằng vật liệu tấm sợi các bon CFRP / Nguyễn Trung Hiếu, Lý Trần Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.32-35 .- 624

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chịu uốn bị nứt được gia cường bằng vật liệu tấm sợi các bon (CFRP). 6 mẫu dầm thí nghiệm có cùng kích thước hình dọc và cấu tạo cốt thép đã được gia cường kháng uốn bằng tấm sợi CFRP. Kết quả thí nghiệm thu được về cơ chế phá hoại, tải trọng nứt… cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tấm sợi CFRP trong gia cường kháng uốn cấu dầm BTCT bị nứt.

21726 Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện biên và kích thước vùng nghiên cứu đến kết quả dự báo và phân tích tai biến địa chất trong xây dựng công trình ngầm khi sử dụng phương pháp số / Nguyễn Quang Phích, Nguyễn Huy Vững, Ngô Doãn Hào, Nguyễn Trọng Tâm // .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.36-41 .- 624

Trong xây dựng các công trình ngầm thường gặp các khối đất đá có cấu trúc phức tạp, như cấu trúc phân lớp với các lớp đất đá có các thông số hình học và cơ học khác nhau. Các sự cố phá hủy từng xảy ra trong khối đất đá, do các đặc điểm địa chất phức tạp (tai biến địa chất) rất đa dạng, gây thiệt hại nhiều về con người và cơ sở hạ tầng. Nhiều phương pháp đã được áp dụng để nghiên cứu dự báo các dạng và quy mô của tai biến địa chất, trong đó các phương pháp số góp phần đắc lực. Tuy nhiên, vì miền khảo sát là không đồng nhất, nên trong thực tế vẫn còn các tai biến địa chất chưa dự báo được hết, nếu không cẩn trọng khi xây dựng mô hình tính, như việc lựa chọn kích thước miền nghiên cứu, điều kiện biên. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mô phỏng sử dụng phần mềm FLAC 2D, chú ý đến ảnh hưởng của sự phân bố các lớp đá, kích thước miền nghiên cứu, ảnh hưởng của việc lựa chọn, thay thế điều kiện biên và ảnh hưởng của khoảng cách giữa đường hầm và mặt ranh giới giữa khối đá rắn cứng với lớp phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy luật biến đổi cơ học phức tạp và đa dạng, khác xa so với các lời giải giải tích sử dụng các mô hình đơn giản. Đồng thời kết quả nhận được cũng cho thấy, khi giải quyết một vấn đề thực tế, với khối đất đá có cấu trúc phức tạp, cần thiết phải rất linh hoạt và thận trọng trong việc xây dựng bài toán với các dữ liệu thích hợp.

21727 Mô phỏng bộ điều áp nguồn điện một chiều với tải là động cơ điện một chiều trong môi trường NI MULTISIM / Nguyễn Tiến Dũng, SOLOVIEV V. A // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 218 .- Tr.21-25 .- 620.103

Trình bày việc giải một trong nhãng nhiệm vụ thực tế quan trọng của kỹ thuật chuyển đổi bán dẫn – mô phỏng bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều với tải động cơ dòng điện một chiều. Tính hợp lý của việc sử dụng môi trường NI MULTISIM mô phỏng sơ đồ kỹ thuật để giải nhiệm vụ này. Mô hình hệ thống kỹ thuật bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều được mô tả và trình bày như một thành phần của bệ máy thử nghiệm ảo, với tải là động cơ dòng điện một chiều. Các kết quả mô phỏng là các đặc tính tĩnh của bộ điều chỉnh xung thấp áp điện áp một chiều (PRDCV) với các phần tử điện động lực lý tưởng được trình bày trong bài viết.

21728 Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite polyaniline ứng dụng cho cảm biến sinh học / Chu Văn Tuấn, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hoàng Văn Hán, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Khắc Thông, Hoàng Thị Hiến, Trần Trung // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.63-66 .- 572

Vật liệu nanocomposite gồm 3 thành phần polyaniline (PANi), ống carbon nanotubes (MWCNTs) và MnO2 đã được tổng hợp trực tiếp trên vi điện cực Pt được chế tạo bằng phương pháp điện hóa. Kết quả phân tích cấu trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ (FE-SEM) cho thấy đã có sự lấp đầy của MnO2. Cấu trúc thành phần hóa học, các đặc trưng liên kết của vật liệu nanocomposite được nghiên cứu bằng phổ hấp thụ hồng ngoại truyền qua (FT-IR), phổ hấp thụ tử ngoại (UV-Vis). Các kết quả thu được cho thấy, vật liệu nanocomposite PANi/MWCNTs/MnO2 có độ dẫn cao hơn khi không có MnO2, phù hợp cho ứng dụng trong cảm biến sinh học.

21729 Hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam – Một số giải pháp / Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.10-15 .- 342

Phân tích nỗ lực và cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng trong thời gian qua là đáng ghi nhận, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó còn có những hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao. Trên cơ sở đánh giá quy định của Luật SHTT về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, các tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm thúc đẩy và tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

21730 Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.31-35 .- 342

Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung, quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam là đẩy mạnh công tác xã hội hóa thi hành án dân sự. Các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trước đây đã được khôi phục với mục đích hỗ trợ và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị.