CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
21741 Thực tiễn tăng cường hội nhập quốc phòng của EU và một số hàm ý chính sách / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 3 – 16 .- 327

Giới thiệu sơ lược quá trình chuyển đổi tư duy, chính sách về hội nhập quốc phòng của EU, thực tiễn triển khai một số cơ chế, hoạt động hội nhập quốc phòng của EU thời gian gần đây và một số hàm ý chính sách.

21742 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi sự doanh nghiệp tại Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Trần Thị Thảo, Đinh Mạnh Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 28 – 38 .- 327

Giới thiệu một số khái niệm về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), và về khởi sự doanh nghiệp. Cơ hội và thách thức đối với DNVVN và khởi sự doanh nghiệp tại Châu Âu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

21743 Tác động của tự do thương mại hóa thương mại đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước Đông và Trung Âu giai đoạn 1993 – 2003 / Hoàng Xuân Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 39 – 47 .- 327

Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các nước Đông và Trung Âu, đồng thời xem xét quá trình hội nhập của các nước này. Nghiên cứu cũng phân tích tác động của tự do hóa mại đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của quá trình tự do hóa đến việc làm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tự do hóa thương mại đã thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và làm tăng việc làm cho các nước Đông và Trung Âu.

21744 Một số thách thức trong triển khai chính sách quốc phòng và an ninh chung (2007 – 2018) / Đoàn Thị Thu Hương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 5 (224) .- Tr. 32 – 45 .- 327

Tập trung xem xét các vấn đề EU buộc phải đối mặt trong quá trình triển khai Chính sách Quốc phòng và An ninh chung (CSDP) và từ đó đưa ra nhận xét về các thành tựu và hạn chế của CSDP trong triển khai thực hiện.

21745 Vai trò của Nga với những vấn đề an ninh Đông Á / Lê Văn Mỹ, Đỗ Minh Cao // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 5 (224) .- Tr.3 – 13 .- 327

Để đảm bảo lợi ích chiến lược của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương, những năm gần đây, Nga tích cực thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á. Một trong những hướng quan trọng của chính sách này can dự vào vấn đề an ninh, đặc biệt tại Đông Á, đồng thời góp phần vào việc định hình cục diện an ninh tại đây. Hai chủ điểm cơ bản này được trình bày trong bài viết dưới đây nhằm nêu bật vai trò của Nga với tư cách là một đấu thủ “ ván cờ lớn” trong khu vực.

21746 Một số giá trị của nền giáo dục Phần Lan và những gợi mở tham khảo cho Việt Nam / Hồ Thị Nhâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 5 (224) .- Tr.58 – 66 .- 371.018

Phần Lan nổi tiếng thế giới về giáo dục, những thành tựu giáo dục của Phần Lan luôn được đánh giá cao, đặc biệt là ở tinh thần dân chủ, bình đẳng, khai phóng trong giáo dục. Bài viết này, trên cơ sở phân tích những giá trị tiêu biểu của nền giáo dục Phần Lan rút ra những giá trị tham khảo cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

21747 Sản xuất, tiêu dùng năng lượng của Ai Cập và bài học kinh nghiệm / Nguyễn Bình Dương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr. 19 – 25 .- 327

Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu dùng năng lượng ở Ai Cập, tìm hiểu những thách thức mà quốc gia này phải đối mặt để đảm bảo nhu cầu về năng lượng trong tương lai, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng.

21748 Nhìn lại tám năm cuộc chiến tại Syria / Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.8 – 18 .- 327

Cuộc chiến tại Syria xuất phát từ một cuộc khủng hoảng phe phái nội bộ Syria năm 2011 dưới ảnh hưởng của phòng trào nổi dậy tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã kéo dài sang năm thứ tám và biến thành cuộc chiến tranh ủy nhiệm với sự tham gia và can dự của rất nhiều lực lượng bên ngoài Syria, trong đó có hai nước lớn là Nga và Mỹ. Đã có thời điểm tưởng như đất nước này đã có thể chạm tới hòa bình song đến nay hòa bình thực sự vẫn chưa đến người dân Syria.Tại sao cuộc chiến Syria vẫn chưa thể hoàn toàn kết thúc? Triển vọng giải quyết nó sẽ ra sao? Nội dung của bài viết dưới đây sẽ phần nào trả lời cho hai câu hỏi trên.

21749 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu / Đặng Thành Chung // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.26 – 33 .- 327

Khái quát một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực tiễn chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó rút ra một số quan điểm về mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững xã hội và môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

21750 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Đăng Minh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.45 – 55 .- 658

Phân tích của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành du lịch Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lục du lịch Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0