CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
19111 Bệnh xơ phổi: Từ sinh lý bệnh đến thăm dò chức năng hô hấp / Hứa Huy Thông, Đinh Xuân Anh Tuấn // Thời sự Y học (Điện tử) .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 43 - 54 .- 338.4

Bệnh xơ phổi được đặc trưng bởi sự tích tụ quá mức chất gian bào và tiêu hủy các cấu trúc phổi, dẫn đến suy hô hấp. Sinh bệnh học của xơ phổi khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của bệnh, liên quan đến nhiều đường dẫn sinh học tế bào và phân tử. Trong bệnh xơ phổi do xơ cứng bì, bằng chứng mô học cho thấy sự hiện diện đồng thời của các tổn thương vi mạch máu, hiện tượng viêm và kích hoạt tự miễn, xen bởi các ổ xơ hóa. Số lượng ngày càng nhiều các yếu tố tăng trưởng, các chất trung gian tế bào và các vi chất tế bào được phát hiện có tham gia vào quá trình phát triển và duy trì viêm và xơ hóa trong căn bệnh mô liên kết này. Xơ phổi vô căn không chỉ ảnh hưởng các vùng phế nang mà còn ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ thống mạch máu phổi, dẫn đến những biến đổi trong cơ học phổi, quá trình trao đổi khí, sinh lý học phế quản cũng như huyết động học phổi. Các cơ chế gây khó thở và hạn chế gắng sức cũng được thảo luận trong bài tổng quan này.

19112 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành / Bùi Thị Đào, Hoàng Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 33 – 40 .- 340

Bài viết phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ( Luật năm 2012), bình luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để thể hiện nhất quán nội dung, tinh thần của các nguyên tắc xử phạt và thuận tiện khi xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn.

19113 Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải / Tạ Thị Thùy Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 41 – 47 .- 340

Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải ngày càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần những biện pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nước thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước.

19114 Chống tham nhũng: Từ nghiên cứu tình huống thực tế đến chọn lựa các giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố “trục lợi”, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

19115 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014 / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 23 – 28 .- 340

Khác với cơ cấu tổ chức theo hướng đơn giản, tinh gọn của các loại hình công ty đối nhân, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khá phức tạp. Bởi lẽ, công ty cổ phần là loại hình công ty có sự tham gia của rất nhiều thành viên nên cần có cơ chế kiểm soát và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, từ đó, chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty này là việc làm cần thiết.

19116 Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 29 – 35 .- 340

Trong chu trình chính sách công, thực thi chính sách có vai trò thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, trong đó có ba yếu tố chủ yếu là chất lượng chính sách; đối tượng bị tác động bởi chính sách và chủ thể thực thi chính sách. Trên cơ sở khái lược các nghiên cứu có liên quan, bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam.

19117 Mua thâu tóm và phòng vệ công ty: Kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản và Hoa Kỳ / Nguyễn Thị Lan Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 24 (400) .- Tr. 47 – 54 .- 340

Bài viết đề cập: Những nguyên tắc cơ bản về mua công ty, một số kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản và Hoa Kỳ về đảm bảo công bằng, hạn chế thâu tóm thù địch đối với công ty mục tiêu, biện pháp phòng vệ; Khái quát một số thương vụ mua bán công ty và bất cập phát sinh; Để từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về mua thâu tóm và phòng vệ công ty trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam.

19118 Quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động Việt Nam trước yêu cầu từ các hiệp định thương mại tự do / Nguyễn Anh Đức // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr.3 – 13 .- 340

Bài viết bàn về quyền tự do lập hội, hội họp của một nhóm chủ thể đặc biệt trong pháp luật người lao động nhằm chỉ ra những thách thức đối với Nhà nước Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại trong việc bảo đảm các quyền này của người lao động trên cơ sở thực thi các hiệp định thương mại tự do. Bài viết làm rõ một số bất cập trong Bộ luật lao động, Luật công đoàn, Bộ luật tố tụng dân sự để chứng minh việc thực hiện các quyền tự do lập hội, hội họp của người lao động là yêu cầu không thể trì hoãn trong bối cảnh hiện nay.

19119 Pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen – Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Thanh Huyền // Luật học .- 2019 .- Số 8 (2019) .- Tr. 46 – 58 .- 340

Bài viết làm rõ khái niệm tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen, nguyên tắc tiếp cận nguồn gen, chủ thể tiếp cận nguồn gen và chủ thể cung cấp nguồn gen; cách thức tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen; quản lí nhà nước về tiếp cận nguồn gen. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẽ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen.