CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
19091 Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và các giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng để giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh / Phạm Phương Anh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 8-13 .- 332.12

Trình bày bối cảnh kinh tế xã hội khi dịch Covod-19 bùng phát; tác động của dịch bệnh Covid-19 đến các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam; Một số giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng giảm thiểu tác động từ dịch; Kết luận.

19092 Kết quả đạt được trong công tác xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng và một số đề xuất trong giai đoạn 2021-2025 / Trần Ánh Quý, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 14-19 .- 332.12

Các biện pháp triển khai tích cực trong công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; kết quả công tác xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020; Một số đề xuất nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

19093 Ứng dụng thiết bị theo dõi chuyển động mắt (eye tracker) trong nghiên cứu hành vi ánh mắt khách hàng tại các ngân hàng thương mại / Nguyễn Hoài Nam // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 20-24 .- 332.12

Giới thiệu công nghệ và thiết bị mới để theo dõi chuyển động của mắt khách hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu một số kết quả từ các nghiên cứu sử dụng thiết bị eye tracker ( thiết bị theo dõi chuyển động mắt), từ đó, có một số trao đổi với những những nghiên cứu và ứng dụng eye tracker trong hoạt động marketing ngân hàng.

19094 Thị Trường ví điện tử Việt Nam : cơ hội và thách thức / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 25-29 .- 658.1

Khái quát thực trạng phát triển của ví điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây và một số cơ hội cũng như thách thức mà thị trường ví điện tử phải đối mặt trong thời gian tới.

19095 Phân tích tiềm năng tiếp cận đầu tư phái sinh đối với các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam / Phan Trần Trung Dũng // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 30-33 .- 332.63

Phân tích, đánh giá tiềm năng tiếp cận đầu tư phái sinh đối với các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, từ đó, góp phần đưa ra một số gợi mở cho các phương hướng điều chỉnh trong tương lai.

19096 Khuôn khổ pháp lý đối với sự phát triển của Mobile money: kinh nghiệm thế giưới và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trần Hùng Sơn, Hoàng Công Gia Khánh, Huỳnh Thị Ngọc Lý // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 37-45 .- 332.4

Phân tích các khuôn khổ quản lý liên quan đến mobile money của các quốc gia thế giới. kết quả phân tích này sẽ đưa ra các hàm ý chính sách cho VN trong việc xây dựng các quy định đối với hoạt động của mobile money.

19097 Xu hướng phát triển và hợp tác của ngân hàng – Fintech năm 2020 / Nguyễn Thị Hồng Nhung // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 46-50 .- 332.12

Bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng; Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số; các dịch vụ Fintech ngày càng phát triển; mức độ chấp nhận các dịch vụ Fintech của người tiêu dùng ngày càng cao; xu hướng phát triển các lĩnh vực hợp tác giữa ngân hàng và Fintech.

19098 Kinh nghiệm sử dụng các hệ thống thanh toán nhanh trên thế giới và khuyến nghị với Việt Nam / Hà Thị Tuyết Minh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 51-59 .- 332.45

Phân tích kinh nghiệm quốc tế về thành lập và sử dụng các hệ thống thanh toán nhanh, các phương pháp tiếp cận và nguyên tắc ứng dụng công nghệ để triển khai thực hiện, đồng thời nêu một số khuyến nghị về ứng dụng các hệ thống thanh toán nhanh ở Việt Nam.

19099 Phân tích tác động không gian của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam = An Analysis of the Spatial Impact of Tourism on Vietnam’s Economic Growth / Nguyễn Viết Thái, Bùi Thị Thanh // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 137+138 .- Tr. 3-9 .- 910

Dựa trên việc nghiên cứu đặc điểm không gian của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018, nhóm tác giả xây dựng mô hình dữ liệu bảng không gian để phân tích tác động không gian của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch Việt Nam có tính hội tụ và tồn tại mối quan hệ dương về mặt không gian, các tỉnh thành có ngành du lịch phát triển cao tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam. Ngoài ra, dựa vào kết quả hồi quy không gian có thể thấy sự phát triển du lịch khu vực ít ảnh hưởng đến mức độ phát triển du lịch của các khu vực lân cận, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế địa phương là rất lớn.

19100 Nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ / Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Xuân Hồng // Khoa học Thương mại .- 2020 .- sỐ 137+138 .- Tr. 10-27 .- 658

Nguồn nhân lực du lịch được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, mang Tính quyết định đối với phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia, địa phương, vùng du lịch. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề phát triển nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên đa số các nghiên cứu hiện có mới chỉ tập trung vào hoạt động chủ yếu là hoạt động ban hành chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động đào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc về số lượng, còn ít các nghiên cứu mang tính tổng hợp những hoạt động khác để phát triển NNLDL của địa phương, vùng. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch, phân tích và đánh giá các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng TDMNBB giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 và đề xuất những gợi ý phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh vùng TDMNBB giai đoạn 2020 - 2025.